Công thức luân canh trên các loại đất khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiêm cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 55 - 56)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Công thức luân canh trên các loại đất khác nhau

Luân canh là biện pháp kỹ thuật hoàn chỉnh có tổ chức để hoàn thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một vùng sản xuất, dựa trên cơ sở lợi dụng tốt nhất các điều kiện thiên nhiên và xã hội của vùng. Các chế độ canh tác khác nhau nh− thuỷ lợi, bón phân, t−ới n−ớc, làm đất, diệt trừ cỏ dại... đều dựa vào loại cây trồng, giống cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh mà xây dựng cho hợp lý.

Cây trồng của mỗi vùng đã chịu chi phối của nhiều quy luật tự nhiên và tạo nên khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Mỗi vùng là một điều kiện sinh thái đặc thù cho vùng ấy. Mỗi loại cây trồng lại có yêu cầu về sinh thái riêng nên không một loại cây trồng nào có khả năng sử dụng toàn thể tài nguyên thiên nhiên của một vùng nông nghiệp. Mặt khác một tổ hợp cây trồng của vùng ngoài chịu sự chi phối của điều kiện sinh thái còn chịu ảnh h−ởng của tập quán canh tác. Nhận thức này đã khẳng định một tổ hợp cây trồng với

các biện pháp kỹ thuật kèm theo là một nét đặc thù của môi tr−ờng tự nhiên và môi tr−ờng xã hội.

Muốn bố trí công thức luân canh hợp lý cần nắm vững yêu cầu của loại và giống cây trồng đối với khí hậu đất đai và khả năng của chúng sử dụng điều kiện ấy. Trong đó khác với điều kiện đất đai và khí hậu là những yếu tố mà con ng−ời ít có khả năng thay đổi. Đối với cây trồng, con ng−ời có thể lựa chọn và di thực chúng và với trình độ công nghệ sinh học hiện đại con ng−ời có khả năng thay đổi bản chất của chúng theo h−ớng mà mình muốn.

Với điều kiện khí hậu và đất đai có sẵn và đặc thù của từng vùng việc tìm hiểu các công thức luân canh của mỗi vùng là việc làm quan trọng đầu tiên cần đề cập để từ đó thấy đ−ợc hiện trạng của hệ thống luân canh đã và đang áp dụng ở địa ph−ơng có những −u điểm và lợi thế gì? Khi nghiên cứu các công thức luân canh ở Hiệp Hoà chúng tôi bắt đầu từ điều kiện đất đai. Qua kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai ở Hiệp Hoà cho thấy: ở Hiệp Hoà có 3 vùng đất chính:

- Đất đồi núi. - Đất đồng bằng. - Đất ngập n−ớc.

Trên cơ sở đặc điểm cuả từng loại đất với điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của nông dân nên mỗi vùng đất có cách bố trí hệ thống cây trồng và hệ thống luân canh khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiêm cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)