Hiện trạng sản xuất cao su thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 37 - 43)

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU CỦA VN

1.1.Hiện trạng sản xuất cao su thiên nhiên

1. Tình hình phát triển sản xuất cao su ở Việt Nam từ năm 1991-2001:

1.1.Hiện trạng sản xuất cao su thiên nhiên

Diện tích trồng cao su không ngừng được mở rộng, trong 20 năm (1976-1996), diện tích tăng lên 4,6 lần, sản lượng tăng lên 4,8 lần, năng xuất tăng lên 1,5 lần. Trong đó riêng diện tích của 2 vùng Đông Nam Bộ và Tõy Nguyờn chiếm tới 76% diện tích của cả nước. Nhưng so với các nước trên thế giới và trong khu vực thì diện tích và sản lượng của Việt Nam là rất nhỏ bé. Sản lượng cao su Việt Nam chỉ bằng 2,6% tổng sản lượng các nước trong khu vực. Trong khu vực Châu á, 3 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất là Malaixia, Inđụnờxia, Thái lan. Sản lượng của 3 nước này khoảng 3700-3800 nghìn tấn, gấp 25 lần sản lượng cao su Việt Nam. Tuy vậy mặt hàng cao su vẫn được xác định là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, mòi nhọn của Việt Nam.

Bảng 7: Sản xuất cao su ở Việt Nam

Năm Diện tích trồng Diện tích thu hoạch Năng suất Sản lượng 1990 221,7 81,1 713,9 57,9 1991 220,6 89,9 718,6 64,6 1992 212,4 87,3 767,5 67,0 1993 242,5 112,8 859,0 96,9 1994 258,4 137,6 936,0 128,8 1995 278,4 146,9 848,9 124,7 1996 303,4 161,9 880,2 142,5 1997 347,5 173,1 1077,4 186,5 1998 382,0 193,4 999,5 193,3 1999 393,4 202,7 1059,7 214,8 2000 399,8 216,4 1177,0 254,7 2001 400,2 280,1 1511,0 273,8

1.2. Diện tích:

Cho đến nay, tổng diện tích vườn cao su ở nước ta là khoản 400 nghìn ha và tăng rất nhanh qua từng năm, bình quân mỗi năm trồng mới trên 3000 ha. Với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, đặc biệt là phương thức phát triển cao su tư nhân và cao su tiểu điền nhằm phát huy lợi thế nguồn nhân lực và nguồn vốn trong nhân dân nên Việt Nam đã tăng nhanh diện tích trồng cao su. Diện tích cao su năm 2000 đã tăng gấp đôi năm 1986 (202,1 nghìn ha). Nếu lấy thời điểm 1995 là năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tổng quan phát triển cao su để so sánh thì hiện nay diện tích cao su toàn quốc đã tăng gần 128 nghìn ha (đạt tốc độ tăng bình quân 7,9% /năm). / Nếu phân loại 400,2 nghìn ha cao su ở nước ta theo loại hình sản xuất thì cao su tư nhân chiếm khoảng 15%, cao su quốc doanh do Tổng công ty cao su quản lý là 62,5% và 22,5 % còn lại do các đơn vị quốc phòng làm kinh tế, cỏc nụng, lâm trường quản lý. cao su tư nhân chiÕm khoảng 15%, cao su quốc doanh do Tổng công ty cao su quản lý là 62,5% và 22,5 % còn lại do các đơn vị quốc phòng làm kinh tế, các nông, lâm trường quản lý.

Bảng 8: Diện tích cao su toàn quốc năm 2001 (theo loại hình sản xuất)

Đơn vị: ha Vùng Tư nhân Quốc doanh Đơn vị # Tổng cộng Cả nước 60.030,00 250.125,00 90.045,00 400.200,00 DH Miền Trung 195,44 814,33 293,16 1302,92 Tây Nguyên 13394,18 55809,09 20091,27 89294,55 Đông Nam Bé 42593,67 177473,61 63890,50 283957,78

Khu IV 3846,71 16027,96 5770,07 25644,74

(Nguồn : Tổng công ty cao su , Tổng cục thống kê)

Tổng diện tích vườn cây do Tổng Công Ty quản lý hiện nay là 250125 ha, trong đó có 173200 ha cao su kinh doanh (chiếm 69,25%) và 76925 ha cao su kiến thiết cơ bản. Diện tích cao su của Tổng công ty chiếm 63% tổng diện tích cao su toàn quốc nhưng riêng diện tích cao su kinh doanh ước tính

chiếm khoảng 62% tổng diện tích cao su đang kinh doanh toàn quốc. Diện tích cao su phân bổ trờn cỏc địa bàn như sau:

Bảng 9: Hiện trạng diện tích cao su tại cỏc vựng thuộc Tổng công ty

Đơn vị: diện tích : ha, tỷ lệ: % Các vùng Kinh doanh Kiến thiết cơ bản Tổng diện tích

Tổng cộng 173,200 76,925 250,125

Đông Nam Bé 127,959 37,522 165,481

Tây Nguyên 26,651 13,058 39,709

Khu IV 15,442 22,529 37,971

Duyên hải MT 3,148 3,816 6,964

(Nguồn : Tổng công ty cao su )

/ Xét theo vùng sản xuất thì cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ với 283957 ha, chiếm 70,95% diện tích cao su cả nước, ở 3 tỉnh Tây Nguyên là 89294,55 ha chiếm 22,31%, các tỉnh khu IV là 25644,74 chiếm 6%, các tỉnh Duyên hải Trung bộ chỉ chiếm 1302,92 ha.

Ơ’ vùng Đông nam bé, cõy cao su vẫn được coi là cây truyền thống trong lịch sử phát triển của vùng từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Năm 1990, diện tích cao su của vựng đó đạt 182,9 nghìn ha, sản lượng 50,9 nghìn tấn. Thời kỳ 1990-2000, mặc dù không còn nguồn vốn nước ngoài trong chương trình hợp tác đầu tư trồng cao su nữa nhưng diện tích cao su của vùng vẫn tăng bình quân 5,7% /năm giai đoạn 1995-2000, đạt 283,9 nghìn ha vào năm 2001 (chiếm 71% so với cả nước) tăng 101 nghìn ha so với năm 1995, nhờ vào vốn trong nước, chủ yếu là vốn của các tổ chức như Quân đội phát triển cao su. Theo thống kê, diện tích cao su quản lý bằng các đơn vị khác của vùng đạt 177,5 nghìn ha (2001), chiếm hơn 44% tổng diện tích cao su của vùng.

Trong khi đó, Tõy Nguyên được đánh giá là vùng có tiềm năng phát triển cây công nghiệp lâu năm của nước ta, nhất là cà phê và cao su. Trong nhiều năm qua do được nhà nước đầu tư quan tâm khai thác lợi thế của vùng, diện tích cao su đã phát triển với tốc độ khá nhanh, tăng bình quân 11,2%/

năm giai đoạn 1995-2000. Trong sè 89,3 nghìn ha cao su hiện có ở Tõy Nguyờn, Tổng công ty cao su quản lý 55809,09 ha, đây là diện tích được trồng tập trung. Diện tích còn lại là cao su do quân đội quản lý (20091,27 ha), do các doanh nghiệp địa phương quản lý (13394,18 ha), diện tích này chủ yếu được trồng trong giai đoạn từ 1993-1994 đến nay. Các mô hình phát triển cao su nhân dân ở Đắc Lắc, Gia lai đã và đang tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tổ chức, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su.

Tuy không phải là vùng lý tưởng để phát triển cao su trên quy mô lớn và tập trung như vựng Tõy Nguyờn và Đông Nam Bộ nhưng các Khu IV đã khai thác triệt để những vùng đất có điều kiện thích hợp để trồng cao su nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng cường các cây trồng có giá trị sản xuất hàng hoá. Diện tích cao su toàn vùng tính đến năm 2001 là 25,6 nghìn ha, diện tích kinh doanh 15,4 nghìn ha, sản lượng khoảng 6,9 nghìn tấn. Trong đó chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nghệ An 5220 ha, Thanh Hoá 6656 ha ... Nhìn chung, diện tích cao su vùng khu IV chủ yếu được trồng trong giai đoạn từ sau năm 1990 đến nay nhờ có phong trào phát triển cao su tiểu điền. Đến năm 2001, diện tích cao su tiểu điền đạt 25,6 ha (chiếm 15% diện tích cao su của vùng). Do diện tích cao su trải rộng trên nhiều tỉnh và do nhiều vườn cây mới trồng nên chưa có sản lượng lớn để xuất khẩu, dẫn đến việc thu mua, tiêu thụ kém, hiệu quả sản xuất chưa cao.

/ Nếu căn cứ vào cơ cấu vườn cây, thì diện tích kinh doanh cao su toàn quốc chiếm 280 nghìn ha (70% tổng diện tích ) còn 120,2 nghìn ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Điều này cho thấy diện tích cao su được trồng mới ở Việt Nam là khá lớn. Trong vòng 5 năm từ 1986-1990 phát triển trồng mới để thay thế dần vườn cây già cỗi ước khoảng 45-50%.

Trong vườn cây kinh doanh, nếu xét về độ tuổi của cây có thể thấy rằng tốc độ trẻ hoá là khá nhanh. Vườn cây tơ từ 8-14 tuổi chiếm hơn 50%

diện tích trong khi vườn cây trung niên chỉ chiếm chưa tới 10% tổng diện tích trồng cao su.

Bảng 11 : Cơ cấu vườn cây

Đơn vị: diện tích : ha , tỷ lệ : %

Nhóm cây Diện tích Tỷ lệ

Nhóm cây tơ (8-14 95 930 54,62 Nhóm cây trung (15- 12 830 7,30 Nhóm cây già(trên 30) 66 840 30,08 (Nguồn : Tổng Công ty Cao su) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một đặc điểm của vườn cây là diện tích vườn cây phân theo năm trồng có biến động rất lớn, vườn cây trồng năm 1976 của toàn ngành chỉ có 1500 ha trong khi đó, diện tích vườn cây trồng năm 1984 lên đến 33186 ha, cụ thể trong giai đoạn 1975-1982 bình quân trồng mới khoảng 3000 ha/năm, giai đoạn 1983-1986 trồng mới gần 29000 ha/năm (cao nhất là 33186 ha năm 1983), giai đoạn 1987-1995 khoảng 9000 ha/năm và 1995-2000 trung bình 25561 ha/năm (năm cao nhất là 44000 ha, năm 1996). Với đặc điểm sinh lý của cây cao su là năng suất thay đổi theo hình parabol, tính từ năm bắt đầu khai thác sản lượng tăng dần và đạt cực đại từ năm 8 đến năm 15 và sau đó có xu hướng giảm dần, thì với cơ cấu năm trồng như trên sẽ có những năm sản lượng tăng đột biến và ngược lại, điều này sẽ dẫn đến việc khó bố trí đầu tư công suất nhà máy phù hợp (nếu bố trí công suất theo đỉnh cao sản lượng sẽ dẫn đến thừa công suất). Ngoài ra, diện tích vườn cây cần thanh lý cũng như trồng lại trong tương lai cũng không đều nhau dễ làm bị động trong khâu luân chuyển vốn. Đây là một đặc điểm cần phải được điều chỉnh để trong tương lai, hàng năm trong toàn ngành cao su sẽ có sản lượng và diện tích khai thác, chăm sóc, tái canh và thanh lý không có chênh lệch quá lớn.

1.3. Sản lượng:

Tổng sản lượng cao su toàn quốc năm 1994 đạt 105 nghìn tấn và có xu hướng tăng dần cho đến nay do vườn cây trồng mới từ những năm 89-90 đến

tuổi được đưa vào khai thác. Đây là vườn cây được đầu tư khá tốt, đảm bảo được những yêu cầu về mặt kỹ thuật và do đó cho năng suất cao. Sau thời gian thay lá, năm nay 2002 khoảng 280 nghìn ha cao su kinh doanh trong tổng số 400 nghìn ha trên cả nước đang bắt đầu cho khai thác mủ trở lại.

Sản lượng cao su tăng lên với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 2001, sản lượng đạt 282 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1990-2000 là 33,9% /năm. Năm 1990, sản lượng cao su của Việt Nam chiếm 1,5% sản lượng thế giới thì năm 2000 chiếm 5,6%. Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới về sản lượng.

1.4. Năng suất:

Tốc độ tăng năng suất bình quân của toàn ngành cao su được thể hiện ở đồ thị sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 37 - 43)