II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU CỦA VN
5. Vốn đầu tư và hiệu quả của ngành cao su:
5.1. Vốn đầu tư:
/ Vốn đầu tư của Tổng công ty cao su.
Bảng 16: Vốn đầu tư của Tổng công ty cao su.
Đơn vị: tỷ đồng
I. Giá trị tài sản cố định 2907 3980 4438 4552
1. Nông nghiệp 2849 3902 4334 4396
Tốc độ tăng (%) 37 11 1
-Đông Nam Bé 2684 3628 3966 3937
-Tây Nguyên và Duyên Hải MT 165 274 368 459
2. Công nghiệp và dịch vụ 58 78 104 156
Tốc độ tăng(%) 34 33 50
II. Đầu tư dở dang 658 754 861 972
Nông nghiệp 658 754 861 972
Đông Nam Bé 472 490 497 488
Tây Nguyên và Duyên Hải MT 186 264 364 484
Tổng cộng 3565 4734 5299 5524
Tốc độ tăng (%) 33 12 4
(Nguồn: Tổng công ty cao su)
Theo báo cáo của Tổng công ty cao su, tổng vốn đầu tư tính đến 31/12/1998 là 5500 tỷ đồng, trong đó khu vực nông nghiệp 5368 tỷ đồng chiếm 97% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 3% tổng vốn. Trong lĩnh vực nông nghiệp, phần chủ yếu cũng tập trung ở Đông Nam Bộ với tổng vốn là 4425 tỷ đồng chiếm 80% tổng vốn. Các số liệu này cho thấy, trong những năm qua việc đầu tư chính là tập trung cho khu vực nông nghiệp ở Đông Nam Bé. Tuy nhiên, khu vực Tõy nguyờn và công nghiệp dịch vụ tuy giá trị đầu tư nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh trong những năm qua, cụ thể tốc độ tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ là 34%, 33%, và 50% tương ứng với các năm 1996, 1997, 1998, tương tự khu vực nông nghiệp Tõy nguyờn cú tốc độ tăng là 53%, 55%, 60% trong 3 năm qua. Điều này cho thấy sự chuyển dịch đầu tư theo vùng và theo ngành nghề của Tổng công ty cao su Việt nam.
Về nguồn vốn, trong tổng nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ 54% và nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm do trong những năm gần đây nhà nước không cấp thêm vốn, vốn ngân sách chỉ được luân chuyển thông qua khấu hao tài sản cố định và tăng do điều chỉnh vốn theo mặt bằng giá ở từng thời điểm. Trong tổng nguồn, vốn tự bổ sung
và tín dụng tăng dần qua các năm và chỉ chiếm 14%, chỉ số này khá an toàn, tuy nhiên cơ cấu cho từng khu vực có thay đổi khá lớn. Nếu nguồn vốn vay ở khu vực Đông Nam Bộ chỉ chiếm 7% thì khu vực Tõy nguyờn chiếm đến 22% và lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiếm 13% tổng nguồn. Như vậy sẽ hình thành một nghịch lý: các công ty Đông Nam Bộ đã định hình sản xuất và đang trong giai đoạn thu hồi vốn là giai đoạn thuận lợi về vốn sẽ ngày càng mạnh lên, và ngược lại khu vực Tõy nguyờn và dịch vụ sẽ ngày càng khó khăn vì khả năng tự tích luỹ chưa nhiều, việc đầu tư trong tương lai chủ yếu vẫn là vốn vay.
/ Vốn đầu tư của các thành phần khác:
Các doanh nghiệp cao su thuộc địa phương và doanh nghiệp quân đội chủ yếu đầu tư phát triển sản xuất cao su từ các nguồn vốn vay của địa phương, vốn phát triển kinh tế của bộ Quốc phòng, một phần từ nguồn vốn ngân sách. Đối với phát triển cao su tiểu điền nguồn vốn chủ yếu là vốn vay, vốn ứng trước của các công ty cao su, vốn chương trình ... và vốn tự có của nhân dân. Ước tính trong giai đoạn 1995-2000, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp cao su địa phương và doanh nghiệp cao su quốc phòng là khoảng 1230 tỷ đồng, vốn đầu tư cho nông nghiệp phát triển cao su tiểu điền là 1155,146 tỷ đồng.
5.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cao su:
• Tình hình kinh doanh của Tổng công ty cao su:
Bảng 17: Tổng hợp tình hình kinh doanh của Tổng công ty cao su
Đơn vị : tỷ đồng
Tổng cộng 1990 1995 1997 1998 1999
Vốn kinh doanh 2925 4020 4200 4350
Doanh thu 167 1891 1796 1811 1945
Chi phí 151 1239 1549 1724 1801
LãI trước thuế 16 652 247 87 143
LãI sau thuế 11 423 185 64 63
Lãi/doanh thu (%) 10 34 14 5 7
Lãi/vốn(%) 22 6 2 3
(Nguồn: Tổng công ty cao su)
Do tác động của giá tiêu thụ trên thị trường thế giới nên kết quả kinh doanh trong năm 1998, 1999 đã giảm rất lớn so với năm 1997 và 1995, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân năm 1998-1999 chỉ đạt 6% doanh thu và doanh lợi đầu tư chỉ đạt 2,3%. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là giá mủ cao su trong 2 năm 1998 và 1999 đã giảm rất lớn, đầu năm 1999 mức giá xuất khẩu thấp nhất trong khoảng 2 thập niên qua. Ngoài ra, dù tình hình kinh doanh khó khăn, nguồn vốn kinh doanh vẫn không ngừng tăng lên, nếu
so từ 1995 là thời điểm lập Tổng công ty thì trong vòng 5 năm, vốn kinh doanh đã tăng 1425 tỷ đồng tương đương 47% tổng vốn ban đầu (mức tăng bình quân 10%/năm), với tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động trong những năm qua đây là mức tăng trưởng chấp nhận được.
Mặt khác, một điểm mạnh là hiện tại xu hướng giá thành đang giảm xuống vì những lý do: năng suất tăng và quản lý chặt các định mức, hợp lý hoỏ cỏc chi phí. Nếu giá thành bình quân năm 1997 là 9,2 triệu đồng /tấn thì giá thành năm 1998 là 8,25 triệu đồng /tấn và năm 1999 là 7,40 triệu đồng /tấn, tỷ lệ giảm giá thành 19,5%, trong khi đó tỷ lệ tăng năng suất chỉ là 12% (năng suất 1997 là 1,068 tấn/ha, năm 1999 là 1,28 tấn /ha). Việc giảm giá thành trong điều kiện các chi phí cố định như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng tăng (chi phí khấu hao 1997: 1,215 triệu đồng/tấn, năm 1999: 1,26 triệu đồng/tấn) là một tiền đề quan trọng trong việc tăng hiệu quả kinh doanh trong những năm tới.
• Hiệu quả sản xuất của các thành phần ngoài Tổng công ty:
- Đối với cao su tiểu điền:
Sản xuất cao su đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Theo kết quả điều tra phân tích của Viện kinh tế nông nghiệp thì giá thành sản xuất 1 tấn cao su mủ kho năm 1998 thấp hơn so với cao su quốc doanh, bình quân tổng giá thành cả sản xuất và chế biến là 533-621 USD/tấn. Trong khi đó lãi của Tổng công ty cao su chỉ ở mức 48-79 USD/tấn. Nếu tính năm 1999 là năm có giá xuất khẩu cao su xuống thấp nhất trong vòng 20 năm qua, giá xuất khẩu bình quân toàn Tổng công ty cao su là 642 USD/tấn thì sản xuất cao su tiểu điền vẫn có lãi từ 21-109 USD/tấn.
Về hiệu quả xã hội, môi trường: phát triển sản xuất cao su tiểu điền đã tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là đồng bào cỏc dõn tộc, vựng sõu, vựng xa (bình quân 2 ha cao su sử dụng 1 lao động trực tiếp, chế biến 1 tấn mủ cao su cần 6 công lao động). Ngoài ra còn tận dụng lao
động phụ để canh tác các cây trồng xen trong vườn cây kiến thiết cơ bản và thu lượm hạt cao su trong các vườn cây kinh doanh để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, thảm cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất (nhất là các vung đất dốc ) tốt hơn so với một số thảm thực vật trồng khác và cũng không cần nước tưới nên có khả năng bố trí để phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo được cân bằng về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Đối với các doanh nghiệp cao su địa phương và cao su quốc phòng:
Sản xuất cao su có khả năng tạo ra một tuyến phòng thủ hữu hiệu dọc tuyến biên giới đối với an ninh quốc phòng của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho đồng bào dõn tộc cỏc vựng khó khăn, vựng sõu, vựng xa, vùng biên giới, hình thành nên những thị trấn, thị tứ tại nhiều vùng kinh tế mới góp phần phát triển đô thị hoá, đưa văn minh đô thị hoá lan toả vào nông thôn và vùng đồng bào dõn tộc Ýt người, tạo điều kiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường tự nhiên.