II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU CỦA VN
4. Tổ chức quản lý và lao động cuả ngành cao su
4.1. Lao động và thu nhập:
/ Tình hình lao động: Tính đến tháng 6/1999 tổng số lao động toàn ngành
khoảng 150000 người với 380000 nhân khẩu, trong đó ở Đông Nam Bộ có 116000 lao động chiếm 77%, ở Tõy nguyờn có 24600 lao động chiếm 16,4%, chi phí lao động cho chế biến là 15-20%. Trong sè 150000 lao động của toàn ngành, 90000 người trực thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam, còn lại 60000 lao động trực thuộc các ngành và địa phương khác.
Tài liệu điều tra của Tổng công ty cao su cho thấy cơ cấu lao động theo ngành nghề như sau:
Bảng 15: Tình hình lao động của Tổng công ty cao su
Đơn vị : người
Ngành nghề Lao động Tỷ trọng
• Trực tiếp sản xuất ở TCT cao su 87 434 97,1
• Phục vụ sản xuất 2 600 2,9
• Quản lý 160 0,1
Tổng cộng 90 000 100,0
(Nguồn : Tổng công ty cao su)
Về chất lượng lao động: chỉ riêng ở Tổng công ty cao su, tỷ lệ cán bộ trên đại học là 0,43%, cán bộ đại học và cao đẳng chiếm 40,17%, cán bộ trung cấp là 59,4%. Số cán bộ bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế, tài chính, địa chất, cơ khí, xây dựng, hoá sinh, y tế, giáo viên... 60% trong số này làm nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, 40% làm công tác quản lý. Công nhân trong nông nghiệp bình quân tay nghề đạt
3-4/6, trong công nghiệp 3-4/7, Trình độ văn hoá phổ biến hết cấp II,III. Ơ’ những vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ văn hoá thấp hơn.
Về năng suất lao động: theo thống kê của Tổng công ty, năng suất lao động bình quân toàn ngành là 1,85 ha/lao động, của việc trồng cao su ở cỏc cụng ty-1,9 ha/lao động, khai thác-2,59 ha/lao động. Tỷ lệ lao động gián tiếp (quản lý và phục vụ) là 7% so với tổng số.
/ Thu nhập và đời sống: Thu nhập từ lương của ngành năm 1994 như sau: bình quân thu nhập của toàn ngành trong nông nghiệp: 400000-500000 đ/thỏng/người; bình quân thu nhập của toàn ngành trong công nghiệp là 500000-550000 đ/thỏng/người, cỏc công ty phục vụ tại thành phố 600000 đ/thỏng/người; bình quân thu nhập của các công ty ở Tõy nguyờn 240000 đ/thỏng/người.
4.2. Tổ chức quản lý lao động của ngành cao su:
Ngành cao su Việt Nam gồm Tổng công ty cao su, các doanh nghiệp trồng cao su thuộc các địa phương, lực lượng quốc phòng và cao su nhân dân.
/ Hệ thống tổ chức của Tổng công ty cao su:
Hệ thống tổ chức của Tổng công ty ngoài bộ phận cơ quan văn phòng (gồm Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và 9 Ban nghiệp vụ), cũn cú 23 doanh nghiệp trồng, chăm sóc và khai thác cao su, 10 doanh nghiệp dịch vụ và phục vụ sản xuất, 4 đơn vị sự nghiệp .
Các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty tuỳ vào quy mô trực thuộc có thể là một trong 2 loại hình sau:
⇒ Cụng ty-nụng trường, xí nghiệp-đội-tổ: đây là mô hình truyền thống và phổ biến nhất chiếm 9/17 công ty của ngành cao su, phù hợp với việc quản lý trên địa bàn rộng và hệ thống cơ sở hạ tầng phóc lợi công cộng.
⇒ Công ty-đội- tổ, cụng ty-nụng trường-tổ: được áp dụng cho các Công ty có quy mô nhỏ và đang được mở rộng cho các Công ty ở Tõy nguyờn, duyên hải miền Trung và Khu 4 cò.
Đối với lao động trong ngành, hình thức tổ chức và quản lý là hình thức khoán, tuỳ vào đặc điểm của từng loại công việc mà có hình thức giao khoán khác nhau:
⇒ Vườn cây khai thác: lao động được nhận khoán theo phần cây, giao định mức sản lượng cả năm, quý,thỏng, cho từng phần cây, công nhân quản lý phần cây khai thác ổn định, công ty kiểm tra hàng tháng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình . Phần công ty giao khoán cho công nhân là: tiền lương, dụng cụ sản xuất, bảo hộ lao động.
⇒ Vườn cây kiến thiết cơ bản: mỗi công nhân phụ trách 3-4 ha (bình quân chung), quản lý theo quy trình kỹ thuật-kiểm tra đánh giá chất lượng vườn cây ở từng điểm dừng kỹ thuật. Vườn cây được giao ổn định trong 3 năm hoặc trong suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản. Công nhân được nhận phần tiền lương, bảo hộ lao động và dụng cụ sản xuất.
⇒ Trồng mới: khoán theo khối lượng công việc.
⇒ Nhà máy chế biến: thực hiện khoán quỹ lương và một số vật liệu phụ theo sản lượng sản phẩm chế biến.
/ Các doanh nghiệp sản xuất cao su thuộc các địa phương: bao gồm 3 loại
hình:
+ Liờn hiệp các xí nghiệp: cũng gần giống cỏc Cụng ty thuộc Tổng công ty cao su, tức là cũng tổ chức các nông trường, các xí nghiệp chế biến và phục vụ. Công ty là cấp được hạch toán đầy đủ, các đơn vị cấp dưới được hạch toán từng phần.
+ Công ty. + Nông trường.
Từ năm 1985 tới nay, các đơn vị này đã tiến hành khoán sản phẩm vườn cây cho hộ công nhân, với cỏch khoỏn này vườn cây đã thực sự có người làm chủ, từ đó vườn cây được bảo vệ, chăm sóc tốt hơn, giảm thất thoát vật tư, phân bón, tạo điều kiện sử dụng lao động tại chỗ của các hộ gia đình cụng nhõn nên biên chế không phình ra.
/ Doanh nghiệp quân đội trồng cao su:
Hình thức tổ chức của các doanh nghiệp này cũng giống như các công ty cao su mà trong đó các chiến sỹ bộ đội tham gia sản xuất cao su, tổ chức cho nhân dân trong vùng trồng cao su theo sự đầu tư hướng dẫn kỹ thuật của các doanh nghiệp quân đội. Ngoài ra cũng có hình thức khoán công việc cho các hộ dân trong khu vực doanh nghiệp quản lý.
/ Cao su nhân dân:
Đây là loại hình được phát triển trở lại trong những năm gần đây, có thể chia hình thức sản xuất thành 3 loại:
• Hộ nông dân hoàn toàn tự bỏ vốn để trồng cao su, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất và đóng thuế.
• Hộ nông dân nhận uỷ thác trồng cao su từ nguồn vốn của địa phương hoặc của Tổng công ty: hoàn trả lại vốn bằng sản phẩm trong một số năm, sau khi hoàn trả xong vốn thì vườn cây hoàn toàn thuộc sở hữu của hộ nông dân.
• Hộ nông dân vay vốn từ các chương trình 327, xoỏ đúi giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình đa dạng hoá cây trồng ..