Giải pháp về đầu tư:

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 89 - 91)

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM:

1.5.Giải pháp về đầu tư:

1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu:

1.5.Giải pháp về đầu tư:

Để đạt được mục tiêu sản xuất, xuất khẩu đã đề ra, Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý vào tất cả cỏc khõu trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản. Vốn để thực hiện chiến lược đầu tư có thể được huy động từ nhiều nguồn như:

- Tạo vốn và thu hót đầu tư trong nước, trong đó huy động vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, chế biến ..Cụ thể là

tiến hành thu hót cổ phần cho các dự án công nghiệp có hiệu quả bằng cách thông qua công ty tài chính cao su phát hành trái phiếu công trình. - Vay vốn tín dụng nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông

thôn và ngân hàng thương mại.

- Huy động vốn nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh. Theo thoả thuận giữa TCty cao su và quỹ ADF về dự án phát triển cao su ở các công ty cao su, phía ADF sẽ tài trợ cho dù án với tổng mức vốn khoảng 38 triệu USD với lãi suất thấp cho trồng mới 26000 ha và chăm sóc các vườn cây hiện có. Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để có thể tiếp nhận nguồn vốn này trong năm 2001.

Tuy vậy, trước hết cần xây dựng được định hướng đúng đắn và phù hợp xuất phát từ thực trạng của nền nông nghiệp nước ta, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí. Trong thời gian tới, đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nên chú trọng vào cỏc khõu sau:

/ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (như thuỷ lợi, điện lực, đường giao thông nông thôn, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp..) nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn và thu hót vốn đầu tư nước ngoài.

/ Đầu tư xây dựng hệ thống các nhà máy, cơ sở chế biến cao su với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ nhằm tạo ra sự đa dạng về chủng loại cũng như cải thiện chất lượng cao su xuất khẩu. Từ đó tăng hàm lượng sản phẩm đã qua chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cao su và nâng cao được hiờụ quả kinh doanh.

/ Đầu tư xây dựng dịch vụ thị trường từ khâu thu mua, vận chuyển bảo quản cao su nguyên liệu đến khâu nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

/ Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp nhằm cải thiện được năng suất và chất lượng, tạo ưu thế cho hàng cao su xuất khẩu của Việt nam khi thâm nhập thị trường thế giới.

/ Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm xây dựng được đội ngò cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh có trình độ để đưa nền nông nghiệp của ta bắt kịp nhịp phát triển của các nền nông nghiệp trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 89 - 91)