Về lao động:

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 75 - 76)

I. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU

3.Về lao động:

Việt nam là nước có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công của nước ta hiện nay so với các nước trong khu vực cùng sản xuất cao su còn thấp. Nước ta đã có lực lượng lao động trồng cao su có kinh nghiệm, truyền thống và được đào tạo kỹ thuật khoảng 120 nghìn người. Nước ta cũng đã có hệ thống trường đào tạo nghiệp vụ, công nhân phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành cao su (thuộc Tổng công ty cao su). Đây là yếu tố thuận lợi để nâng cao năng suất lao động cho ngành.

Với dự kiến nâng tổng diện tích cao su lên 500.000-700.000 ha vào năm 2005, nhu cầu về lao động của ngành sẽ lên đến 250.000-300.000 người.

4.Về đường lối, chủ trương chính sách phát triển:

Cùng với chính sách đổi mới, chú trọng phát triển kinh tế nước ta đã có đường lối mới phát triển kinh tế tạo mọi điều kiện thu hút cỏc nguồn vốn đầu tư phát triển của các nước, các tổ chức trong nước và quốc tế phát triển kinh tế Việt nam trong đó có phát triển cao su.

Hiện nay đó cú dự án đa dạng hoá cây trồng với nguồn vốn 84,28 triệu USD, trong đó cho phát triển cao su tiểu điền 54 triệu USD của ADB và WB. Tổng công ty cao su đó cú dự án được duyệt vay vốn AFD để mở rộng diện tích cao su thêm 26 nghìn ha với nguồn vốn vay 38 triệu USD. Chính phủ triển khai các chương trình 5 triệu ha rừng, quyết định 09/2000/QĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã góp phần đưa diện tích cao su nước ta tăng lên nhanh chóng... là điều kiện thuận lợi để cho ngành cao su nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hoỏ cú hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 75 - 76)