III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM:
1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu:
1.1. Giải pháp khoa học công nghệ:
Theo đánh giá của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khoa học công nghệ đã đóng góp tới 30-40% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời gian vừa qua và ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng như là yếu tố động lực trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, ngành cao su cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cây cao su:
- Tập trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm tạo một bước có tính “đột phỏ” về năng suất, chất lượng cho cây cao su, đồng thời tiến hành nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường. Để thực hiện mục tiêu này cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của Viện nghiên cứu cao su theo hướng bám sát các ứng dụng thực tế trong ngành bao gồm từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm (chuẩn hoá quy trình và tạo ra sản phẩm mới)...
- Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: như nâng dần tỷ trọng của nguồn vốn quỹ dành cho khoa học kỹ thuật trong tổng doanh thu của ngành; đầu tư mở rộng
mạng lưới thí nghiệm cỏc vựng duyên hải miền Trung hiện nay vẫn còn khá mỏng để làm cơ sở cho việc phát triển vững chắc cao su ở trong vùng. - Tăng cường công tác khuyến nông, đưa nhanh và trực tiếp đến người sản
xuất (hộ nông dân).
- Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học để huy động và phát huy được sức mạnh trí tuệ của đội ngò cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học.