Về tổ chức, thể chế và hợp tác

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 98 - 99)

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM:

3.1.Về tổ chức, thể chế và hợp tác

3. Nhóm biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu

3.1.Về tổ chức, thể chế và hợp tác

*/ Thành lập và kiện toàn các cơ quan chức năng trong việc xúc tiến thương mại nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp nâng cao năng lực “marketing”, tiếp cận và tìm hiểu các thị trường tiềm năng và nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường thế giới. Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý và điều hành xuất khẩu. Đồng thời, các cơ quan này cũng đóng vai trò tham mưu cho cơ quan Bộ hữu quan và Chính phủ đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp trong từng tình huống nhất định để có thể bảo vệ được quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

*/ Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội ngành cao su trong nước, giúp tổ chức này trở thành chất xúc tác gắn kết các cá nhân, đơn vị cùng tham gia sản xuất cao su. Chỉ có làm được như vậy mới tạo ra được sự đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của ngành hàng và tạo đà cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, tránh việc hàng xuất khẩu của ta bị Ðp giá như hiện nay.

*/ Phát huy vai trò của Hiệp hội ngành cao su trong việc hướng dẫn, phối hợp và tổ chức một cách có hiệu quả cho các hội viên của mình tham gia tích cực vào các chương trỡnh/hoạt động phát triển xuất khẩu cao su; hợp tác với các cơ quan hữu quan tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường, giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu và nắm bắt các cơ hội mở rộng thị trường; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các doanh nghiệp thành viên, cung cấp các dịch vụ tư vấn và trợ giúp kỹ thuật...

*/ Khi xúc tiến hoạt động thương mại vào thị trường nước ngoài cần triệt để sử dụng lợi Ých của mạng Internet bằng cách gửi e-mail, khai thác dữ liệu, tìm kiếm bạn hàng, quảng cáo và bán hàng trên mạng. Việc tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tìm hiểu thị trường cần thu xếp chu

đáo vì chi phí khá tốn kém. Tốt nhất là nên kết hợp đi thăm các hội chợ triển lãm ngành hàng. Hàng trong nước và hàng nhập khẩu có thể trình bày thông qua các công ty và đại lý ở ở trên các thị trường tiềm năng, không nhất thiết phải sang tận nơi. Có thể tổ chức các đoàn tham quan hội chợ triển lãm, đồng thời mang catalogue, hàng mẫu sang tiếp thị vì thường các công ty trưng bày chính là các công ty nhập khẩu.

*/ Ngoài ra, cũng cần mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế từ cấp Chính phủ, Hiệp hội hay chớnh cỏc doanh nghiệp xuất khẩu. Thông qua các Hiệp định thương mại cấp Chính phủ, cao su xuất khẩu sẽ có điều kiện tiếp cận và thâm nhập thị trường tốt hơn, nhất là đối với các thị trường cao cấp giàu tiềm năng. Hiệp hội cao su cũng có thể mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, qua đó có thể thiết lập các mối quan hệ làm ăn, hợp tác hay trao đổi thông tin với các tổ chức, hiệp hội cao su quốc tế hoặc của các quốc gia khác khác trên thế giới. Bằng cách này các Hiệp hội sẽ có thể giỳp cỏp doanh nghiệp thành viên tiếp cận được với các thị trường bên ngoài và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Bản thõn cỏc doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài với các đối tác nước ngoài, đồng thời tìm kiếmkhả năng mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bằng cách khai thác các mối quan hệ hợp tác này.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 98 - 99)