Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su:

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 80 - 82)

II. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU

2. Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su:

2.1. Định hướng sản xuất:

Tổng quan phát triển ngành cao su Việt nam đến năm 2005 đã được phê duyệt ngày 5/2/1996 trong đó có đề ta những định hướng về sản xuất cao su ở Việt nam. Đến năm 2000, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại tổng quan cao su. Báo cáo rà soát tổng quan cao su của Viện đã đưa ra một số thay đổi trong định hướng phát triển cao su ở nước ta.

Nghị quyết 09/2000/NQ-CP cũng đã chỉ rõ quan điểm chung để phát triển cao su đến năm 2010 là: “Tập trung thâm canh 400 nghìn ha cao su hiện có đạt năng suất cao, tiếp tục phát triển cao su ở những nơi thích hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu ở Miền Trung và Tõy Nguyờn, nhất là vùng biên giới, trong tương lai sản lượng cao su mủ khô đạt khoảng 600 nghìn tấn vào năm 2010, phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản

phẩm từ mủ cao su và ngành công nghiệp gỗ cao su nhằm nâng cao hiệu quả của cây cao su”.

Cụ thể, về bố trí diện tích cao su, căn cứ vào Báo cáo rà soát tổng quan, có 2 phương án thực thi đến năm 2010:

Bảng 26: Bố trí sản xuất cao su đến 2010

Đơn vị: ha

Vùng Hiện trạng 2000 2005(PAI) 2010(PAII)

Cả nước 402 755 500 000 700 000

Duyên hải miền Trung 42 609 90 000 120 000 Tây Nguyên 89 321 140 000 280 000 Đông Nam Bé 270 845 270 000 300 000

(Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN, 2000)

Trong phương án I, cao su tư nhân và tiểu điền chiếm tỉ trọng 35,4%, trong phương án II chiếm tỉ trong 50%, bình quân phượng án I phải trồng mới 98 nghìn ha, ở phương án II là 200 nghìn ha. Tổng diện tích trồng mới và tái canh trong phương án I là 130,6 nghìn ha, trong phương án II là 226 nghìn ha. Để thực hiện định hướng này, từ nay đến năm 2005 cần phấn đấu đạt diện tích vườn cao su là 500 nghìn ha, còn diện tích 700 nghìn ha là qui mô khung của cao su Việt nam và sẽ phấn đấu đạt được mức này vào năm 2010.

Hiện nay, năng suất cao su Việt nam ở mức 10-11 tạ/ha thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất cao su chính như Thái lan, Malaixia, Inđụnờxia. Để nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng cao su chóng ta sẽ phải ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật về sinh học trước hết là giống, tập trung thâm canh vườn cây hiện có, mở rộng diện tích phù hợp với khả năng của vốn và với phương châm vườn cây phải được thâm canh ngay từ đầu. Dự kiến đến năm 2010, năng suất cao su bình quân cả nước đạt 15 tạ/ha.

Về sản lượng, năm 2000 Việt nam đạt sản lượng 220 nghìn tấn, chiếm hơn 3% sản lượng thế giới. Dự kiến đến năm 2005 sản lượng sẽ đạt 320 nghìn tấn và năm 2010 đạt 400 nghìn tấn.

Trong công nghiệp mục tiêu của ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su là tạo ra sản phẩm có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời với việc đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất hiện đại, cần phát triển các xưởng sản xuất nhở với các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Để đảm bảo cho mủ được khai thác từ vườn cây được sơ chế hết, công suất thiết kế các nhà máy phải cao hơn nhu cầu sơ chế từ 10-20%. Dự kiến bố trí việc xây dựng thờm cỏc nhà máy ở cỏc vựng như sau:

Bảng 27: Dự kiến xây dựng các nhà máy chế biến

Đơn vị: nhà máy

Vùng Số nhà máy

Phương án I Phương án II

1. Khu bốn cũ 9 14

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w