Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 97)

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM:

2.3.Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

2. Nhóm biện pháp hỗ trợ về chính sách của Nhà nước

2.3.Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

xuất khẩu.

Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương là cần thiết và cấp bách vì cần thống nhất quan điểm cho phù hợp với hệ thống kinh tế mở, với xu thế "tự do hoá hoạt động thương mại" đang diễn ra với mức độ khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Trong khuôn khổ pháp luật nước ta, Nhà nước có khả năng tiến hành các biện pháp và chính sách xúc tiến sản xuất và xuất khẩu, xoá bỏ các rào cản, nhất là về tổ chức, cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến, đồng thời cần hoàn thiện lại chính sách và cơ chế quản lý thương mại, phù hợp với yêu cầu của AFTA/ ASEAN, của APEC và của WTO... để khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong cơ chế xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh đang phải chịu những một số bất lợi so với các doanh nghiệp xuất khẩu quốc doanh. Các hợp đồng xuất khẩu lớn và thuận lợi hoặc hợp đồng trả nợ bằng sản phẩm đều do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện. Trong thời gian tới, Nhà nước nên tổ chức đấu thầu đối với các hợp đồng xuất khẩu để vừa có thể tăng nguồn thu cho Nhà nước vừa đảm bảo tính công bằng trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, theo luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh với nước ngoài không bị ràng buộc như trước nữa nên cũng không cần phải duy trì chế độ quản lý xuất khẩu theo đầu mối. Tuy vậy, việc dành nhiều tự do hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng dễ dẫn đến tình trạng có quá nhiều các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong một lĩnh vực tạo hiện tượng lộn xộn và khó kiểm soát cho các cơ quan chức năng. Điều này cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết, làm giảm hiệu quả xuất khẩu không cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và một số giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam (Trang 97)