II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU CỦA VN
2. Công nghiệp sơ chế mủ cao su:
Công nghiệp khai thác và chế biến cao su trên thực tế đó cú những đổi mới đáng kể cơ bản đáp ứng được yêu cầu chế biến mủ hiện nay. Trước những năm 1994, có thể nói công nghệ khai thác và chế biến mủ rất lạc hậu, toàn ngành có 21 nhà máy chế biến mủ, tổng công suất thiết kế 70 ngàn tấn/ năm. Sản lượng thực tế chế biến chỉ đạt 45 ngàn tấn (65% so với công suất thiết kế) chế biến mủ, gần 60% số xưởng chế biến lại nằm trong tình trạng công nghệ lạc hậu, giá thành chế biến cao và mới sử dụng được 20% sản lượng mủ, còn lại 80% sản lượng dưới dạng sơ chế. Nhưng hiện nay, do đổi mới công nghệ chế biến cao su theo yêu cầu thị trường, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là thị trường Trung Quốc (cần cao su chế biến cao cấp như CSV5; CSV5L;ICSV5;...) và các thị trường khác ở châu Âu, châu Mỹ, lại cần cao su loại tốt, để sản xuất trong công nghiệp ụtụ..., chúng ta đó cú một số nhà máy hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, các nhà máy chế biến có tổng công suất lên tới 170 ngàn tấn mủ chế biến /năm, đảm bảo sơ chế hết toàn bộ sản lượng mủ cao su khai thác. Các nhà máy chế biến cỡ vừa và nhỏ công suất 1,2-1,5 ngàn tấn /năm, đang được sử dụng ở mức độ cơ khí hoá và tự động hoá cao, có sản phẩm chất lượng tốt và đồng đều được ưa chuộng trên thị trường thế giới .
Đến cuối năm 2000, tổng công suất của toàn ngành cao su là 294100 tấn. Trong đó, Tổng công ty có 34 nhà máy với công suất thiết kế 244100 tấn, ngoài ra tại các địa phương còn một số nhà máy chế biến khỏc khụng thuộc quản lý của Tổng công ty cao su với tổng công suất khoảng 50000 tấn. Công suất này bằng 120% sản lượng sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu chế biến và có dự phòng cũng như chế biến gia công cho mọi thành phần kinh tế. Mủ nước thu ngoài vườn cây được chế biến dưới 4 dạng như sau:
- Cao su khối kỹ thuật: SVR3L, 5L, SVC CV50, SWVR CV60: chiếm 60%.
- Cao su khối CVR 10, 20: chiếm 20% - Mủ ly tâm: 15-17%
- Mủ crep, mủ tờ xông khói: 3-5%
Các nhà máy phân bố đều theo vùng nguyên liệu, các nhà máy khu vực Đông Nam Bộ chủ yếu có công suất trên 6000 tấn /năm. Khu vực Tõy nguyờn và Duyên Hải Miền Trung có công suất nhỏ, chủ yếu dưới 3000 tấn /năm. Tuy nhiên, sau 10 năm, tổng sản lượng chế biến đã tăng lên từ mức 50 nghìn tấn năm 1990 lên 282 nghìn tấn năm 2001.
Bảng 14: Công suất chế biến năm 2001 của toàn ngành cao su
Đơn vị: tấn/năm Đơn vị Số nhà máy Công suất thiết kế
Toàn ngành 294 100
Đông Nam Bé 26 224 900
Tây Nguyên 9 19 200
Duyên hải Miền Trung 5 6 900
Các cơ sở khác (chủ yếu thuộc 26 000 (Nguồn: Viện QH và TKNN)
Trong sự án phục hồi cao su ở Đông Nam Bộ với nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới, ngoài phục hồi 161 nghìn ha cao su kinh doanh, Tổng công ty cao su Việt Nam đã nâng cấp 4 nhà máy chế biến cũ và xây dựng thêm 5 nhà máy chế biến mới với tổng công suất 70 nghìn tấn sản phẩm /năm. Đặc biệt có 4 công ty thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam ở Đồng nai và Dầu tiếng đã được cấp chứng chỉ ISO 9002.
Về chất lượng thiết bị, hiện nay một số nhà máy của ngành được đầu tư hoàn chỉnh và được đánh giá hiện đại vào bậc nhất nhì Đông nam á, sản phẩm có chất lượng khá đồng đều ở một số công ty như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Đồng Phó ... Tuy nhiên, trong toàn ngành tính đồng đều còn thấp, giữa 2 khu vực Đông Nam Bộ và Tõy Nguyờn cũn cú khoảng cách khá lớn về chất lượng sản phẩm, trong từng công ty sản phẩm cũng chưa thật đồng đều, sự khác biệt xảy ra trong từng nhà máy, theo từng mùa và thậm chí trong từng lô
hàng. Chất lượng sản phẩm không đồng đều cũng là yếu tố làm khó tiêu thụ sản phẩm và yếu tố chính là do khâu quản lý chất lượng nguyên liệu, khâu này vẫn còn yếu và chưa có sự quan tâm đúng mức ở tất cả các công ty trong ngành.
Bên cạnh vấn đề chất lượng, sản phẩm chế biến trong ngành cao su cũng chưa đa dạng, nhiều loại mẫu mã chưa hấp dẫn đối với người tiêu dùng, cần có chiến lược linh hoạt hơn, nhằm nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường .