III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM:
1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu:
1.2. Các giải pháp về mặt kỹ thuật:
Để sản xuất cao su đạt hiệu quả cao, chóng ta không chỉ cần đầu tư cho việc nghiên cứu mà vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp hợp lý, đồng bộ và toàn diện trong suốt quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng, chăm sóc tới thu hoạch, bảo quản và chế biến để có thể nâng cao năng suất trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Các biện pháp có thể áp dụng là:
/ Về giống cây trồng:
- Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống của ngành. Trong 3-5 năm phải xác định được một cơ cấu bộ giống mới để đưa vào sản xuất. - Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây địa phương có phẩm chất tốt, lai
tạo các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với từng vùng sinh thái nông nghiệp, có khả năng tạo ra được các loại cây tốt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiờu dùng.
- Hợp tác trao đổi với các nước khỏc trờn thế giới nhằm học hỏi các kỹ thuật tiên tiến cũng như nhập khẩu các giống có hiệu quả kinh tế cao đưa vào trồng thử nghiệm và nhân rộng nếu có hiệu quả.
- Cải tạo các vườn cao su đã già cần thanh lọc giống, cõy kém chất lượng, đồng thời tuyển chọn giống cao su cho cỏc vựng mới.
- Nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và tăng cường tính đồng đều để phát huy ưu thế của giống mới.
/ Về chăm sóc và thu hoạch:
- Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh, phân hữu cơ, với chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ sinh học và bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng. Mục tiêu bón phân không chỉ làm ổn định sản lượng, không ảnh hưởng đến sinh thái mà còn gia tăng sản lượng gỗ.
- Nghiên cứu xác định chế độ khai thác với từng bộ giống để tối ưu hoá chu kỳ khai thác. Nghiên cứu xác định quy trình chuẩn đoán sinh lý để có cơ sở điều chỉnh chế độ cạo và kích thích; nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến sản lượng.
/ Về chế biến:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chế biến cho từng loại sản phẩm, tận dụng mọi nguồn vốn sẵn có trong nước như từ ngân sách nhà nước, của các ngành hữu quan hay nguồn vốn nhàn rỗi trong dân...
- Đối với các nhà máy chế biến, cần áp dụng khoa học công nghệ thích hợp, tiên tiến nhằm nâng cấp và hiện đại hoỏ cỏc nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu, xây mới một số nhà máy tại vùng nguyên liệu, đồng thời trong mỗi nhà máy cần cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị để nõng công suất các nhà máy chế biến .
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình đỏnh đụng tại lô, tồn trữ nguyên liệu mủ đông và chế biến mủ SVR 10, 20 từ nguyên liệu mủ đông.
- Đa dạng hoá sản phẩm chế biến, tăng sản phẩm chế biến loại SVR 10 và SVR 20 để tiện tiêu thu vì thị trường thế giới hiện nay phần lớn tập trung tiêu thụ 2 loại sản phẩm này, hạn chế chế biến các sản phẩm cao cấp như SVR 3L và 5L vì khó tiêu thụ.
- áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu, để vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề
công nghệ (đặc biệt công nghệ sạch) vừa nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt nam trên thị trường thế giới.
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi và đơn giản hoỏ cỏc thủ tục hành chính.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với các hiệp hội, nước sản xuất và xuất khẩu cao su trong khu vực và trên thế giới.
/ Về bảo quản:
- Cần phải tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá như sửa chữa, nâng cấp và xây dựng một hệ thống kho tàng an toàn và đảm bảo yêu cầu vệ sinh nhằm phục vụ công tác bảo quản và cất trữ cao su, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động theo hướng xấu hoặc khi sản xuất trong nước được mùa nhưng lại gặp giá bán bất lợi.
- Đồng thời, cần hoàn thiện và hiện đại hoá quy trình bảo quản nhằm nâng cao điều kiện cất trữ và bảo quản hiện vẫn còn rất thiếu và lạc hậu ở nước ta, tránh tình trạng các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá bất kể giá cao hay thấp, do thiếu hệ thống kho tàng cất trữ, bảo quản.
/ Trong vận chuyển:
- Tổ chức lại hệ thống vận tải cho phù hợp để đảm bảo an toàn, tránh gây nên hư háng làm giảm số lượng cũng như chất lượng thành phẩm hoặc sản phẩm xuất khẩu, tránh tình trạng phải tái chế lại hàng ở các cảng hoặc cửa khẩu sau khi chuyên chở.
- Tập huấn về kiến thức thương phẩm học cho lái xe và đội ngò cán bộ giao nhận.
- Trang bị một cách đồng bộ từ khâu chuyên chở hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, từ nơi chế biến đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm hoặc đến kho cảng để xuất khẩu.