Tình hình phát triển “Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn”

Một phần của tài liệu 314 Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP.HCM (Trang 57 - 64)

6. Kết quả đạt được của luận vă n

2.3.5.Tình hình phát triển “Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn”

- Dịch vụ ATM: BIDV là một trong các NHTM Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ

ATM đầu tiên, bắt đầu từ năm 2001. Thời gian đầu, do dịch vụ vẫn còn xa lạ với thị trường trong nước, nên BIDV nói chung và BIDV Hồ Chí Minh nói riêng rất khó thuyết phục được khách hàng tham gia sản phẩm dịch vụ thẻ BIDV-ATM. Đến nay, sản phẩm thẻ ATM đã trở nên quen thuộc với nhiều khách hàng nên việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ dễ thành công hơn. Dịch vụ thẻ ATM không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng của BIDV trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh toán cho khách hàng có sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán..), dịch vụ ATM nếu phát triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi đáng kể cho BIDV Hồ Chí Minh với “giá rẻ”. Vì khi mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thẻ ATM, khách hàng thường phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tài khoản. Khi đã quen và thấy được lợi ích (được hưởng lãi tiền gửi) và sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài khoản thẻ tại ngân hàng, khách hàng sẽ duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn tại NH ngày càng nhiều. Khi cần, họ dùng thẻ ATM để rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán chi phí, dịch vụ mà họ sử dụng. (Trước đây khách hàng luôn phải mang theo tiền mặt bên mình để sẵn sàng chi tiêu hoặc để tiền nhàn tạm thời rỗi tại nhà, rất không an toàn và không được hưởng lãi)

Để mang lại sự tiện ích cho khách hàng, đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ và để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, năm 2007 BIDV đã triển khai dịch vụ giao dịch rút tiền và chuyển tiền qua hệ thống các máy cà thẻ (POS). Với thẻ BIDV-ATM, ngoài có thể giao dịch tại các máy ATM, khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch như ứng tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hoá, chi phí dịch vụ cho các nhà cung cấp tại điểm bán hàng (còn gọi là đơn vị chấp nhận thẻ) bằng cách thực hiện giao dịch chuyển khoản cho nhà cung cấp qua máy cà thẻ (POS), thay vì trả tiền mặt như trước đây. Như vậy, cùng

với các máy BIDV-ATM, việc đưa hệ thống máy cà thẻ (POS) vào thị trường đã mang lại kênh phân phối tiện lợi cho khách hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi chấp nhận cho BIDV Hồ Chí Minh lắp đặt máy cà thẻ để tăng kênh thanh toán cho khách hàng, các đơn vị chấp nhận thẻ phải mở tài khoản thanh toán (tài khoản chuyên thu tiền hàng) tại BIDV Hồ Chí Minh để nhận tiền do khách hàng chuyển khoản. Như vậy, việc phát triển mạng lưới máy cà thẻ một mặt làm tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng BIDV-ATM, tăng thu phí dịch vụ, mặt khác làm tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho BIDV Hồ Chí Minh.

Tính đến tháng 9/2007, BIDV Hồ Chí Minh đã triển khai và lắp đặt thành công gần 50 máy cà thẻ (POS).

- Dịch vụ thanh toán định kỳ (tiền điện)

Dịch vụ thanh toán tiền điện qua NH là sản phẩm dịch vụ mới của BIDV Hồ Chí Minh, bắt đầu được triển khai trong năm 2006. Mặc dù là sản phẩm mới nhưng cũng mang lại lợi ích nhất định cho BIDV Hồ Chí Minh trong hai năm qua vì ngoài phí dịch vụ thu hộ thu được Công ty Điện Lực TP.HCM (EVN-HCMC) trả, BIDV Hồ Chí Minh còn duy trì được số dư TGKKH nhất định do EVN-HCMC mở tài khoản chuyên thu tiền điện tại BIDV Hồ Chí Minh để thực hiện dịch vụ này. Theo số liệu thống kê, so với tổng doanh số tiền điện mà BIDV Hồ Chí Minh thu hộ cho EVN-HCMC hàng tháng, số dư bình quân EVN-HCMC duy trì trên tài khỏan chuyên thu tại BIDV Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%. Đây là một con số hết sức có ý nghĩa, vì doanh số tiền điện của EVN-HCMC thu hàng tháng rất lớn, nếu BIDV Hồ Chí Minh phát triển tốt dịch vụ thu hộ tiền điện, mở rộng dịch vụ đến càng nhiều khách hàng, thì số dư tiền gửi không kỳ hạn của EVN-HCMC càng cao, BIDV Hồ Chí Minh càng thu được nhiều lãi (chênh lệch lãi).

- Dịch vụ chi hộ lương: Đây là một trong những dịch vụ mà BIDV Hồ Chí Minh có thế mạnh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, dịch vụ được hạch toán tự

động, nhanh chóng nên được thị trường đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, do BIDV đã kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, và kết nối song phương với một số ngân hàng như NH Công Thương VN, NH Nông Nghiệp và phát Triển Nông Thôn, Citibank...nên việc chi hộ lương của BIDV Hồ Chí Minh đáp ứng đến tất cả tài khoản nhận lương thuộc trong và ngoài hệ thống BIDV, đảm bảo chuyển tiền đến tài khoản cho khách hàng trong ngày trả lương.

Hiện nay, trung bình hàng tháng, BIDV Hồ Chí Minh hạch toán chi hộ lương, các loại thu nhập được trả như phí hoa hồng của đại lý khai thác bảo hiểm, hoa hồng cộng tác viên của các công ty thu cước viễn thông...với tổng số trên 20.000 tài khoản nhận lương (hoặc hoa hồng phí). Phát triển tốt dịch vụ này, ngoài việc tăng thu phí dịch vụ (phí chi hộ lương) cho BIDV Hồ Chí Minh, tiền gửi không kỳ hạn của BIDV Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội tăng do khách hàng nhận lương (hoa hồng phí) bao giờ cũng duy trì số dư nhất định trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Kết quả khảo sát mức độ duy trì số dư trên tài khỏan nhận lương của khách hàng (qua BIDV Hồ Chí Minh) cho thấy so với tổng số tiền lương được nhận hàng tháng, khách hàng của BIDV Hồ Chí Minh duy trì số dư trên tài khỏan với tỷ lệ trung bình khoảng 29,2%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số khách hàng nhận lương của BIDV Hồ Chí Minh, mức lương bình quân một khách hàng nhận được khoảng trên 5,6 triệu đồng một tháng, và số tiền duy trì bình quân trên tài khoản là hơn 1,62 triệu đồng. Như vậy, nếu càng phát triển dịch vụ chi hộ lương, BIDV Hồ Chí Minh càng có cơ hội tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

- Dịch vụ chứng minh khả năng tài chính để làm thủ tục du học/xuất cảnh:

Với dịch vụ này, khi khách hàng có tài sản thế chấp, BIDV Hồ Chí Minh sẽ cấp cho khách hàng một khoản tín dụng theo nhu cầu của họ, tuy nhiên khoản tín dụng này khách hàng không rút tiền ra mà sẽ được giữ lại BIDV Hồ Chí Minh dưới hình thức tiền gửi phong toả, trên cơ sở đó BIDV Hồ Chí

Minh cấp giấy xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng, bổ sung hồ sơ xin du học hoặc thủ tục xuất cảnh du lịch. Đây là dịch vụ tương đối mới của BIDV Hồ Chí Minh. Dịch vụ này chưa phát triển mạnh tại BIDV Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng là một trong các dịch vụ được ban giám đốc quan tâm phát triển. Ngoài ra, BIDV Hồ Chí Minh còn thực hiện dịch vụ xác nhận số dư dưới hình thức phong toả tiền gửi có sẵn trong tài khoản của khách hàng và xác nhận số dư cho họ làm thủ tục xin cấp Visa. Những dịch vụ này không những mang lại phí dịch vụ cho NH, mà còn giúp giữ được nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân.

2.3.5.2 Tình hình phát triển dịch vụ tài khoản thanh toán (Tài khỏan tiền gửi không kỳ hạn):

ĐỒ THỊ TĂNG TRƯỞ NG KHÁCH HÀ NG MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁ N -1.000 2.000 5.000 8.000 11.000 14.000 17.000 20.000 23.000 26.000 29.000 32.000 35.000 S Ô ́ L Ư Ợ N G K H A ́ C H H A ̀ N G 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 TY ̉ Đ Ô ̀ N G

Tổng số khách hàng Số khách hàng CN Số khách hàng TC Tổng TG KKH TGKKH cá nhân TG KKH tổ chức

Tổng số khách hàng 23.419 32.913 35.980 Số khách hàng CN 22.121 31.453 34.381 Số khách hàng TC 1.298 1.460 1599 Tổng TG KKH 2.189 2.629 3.159 TGKKH cá nhân 165,08 281,19 542,5 TG KKH tổ chức 2.024 2.348 2.617 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Biểu đồ 2.4:Đồ thị thể hiện sự tăng trưởng dịch vụ huy động vốn đối với tiền gửi không kỳ hạn tại BIDV Hồ Chí Minh từ năm 2005-2007

Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh [3]

Kết quả trên cho thấy số lượng khách hàng có giao dịch tiền gửi thanh toán và số dư tiền gửi không kỳ hạn có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Số lượng khách hàng càng mở tài khỏan càng nhiều, số dư tiền gửi không kỳ hạn (tổng số dư trên tài khoản thanh toán) càng cao.

Từ năm 2005 đến 2007, số lượng khách hàng mở tài khoản thnh toán liên tục tăng. Trong đó một phần do BIDV ngày càng mở rộng loại hình dịch vụ NH. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng hấp dẫn và linh hoạt hơn, và tiện ích từ tài khoản ngày càng được nâng cao.

2.3.5.3 Tình hình phát triển hoạt động dịch vụ thẻ ATM

Tình hình phát triển hoạt động dịch vụ thẻ BIDV-ATM tại chi nhánh trong 3 năm qua được thể hiện tại bảng 2.12.

Bảng số 2.11: Số lượng thẻ BIDV-ATM phát hành tại BIDV Hồ Chí Minh Năm 2005 (số thẻ) Năm 2006 (số thẻ) Năm 2007 (số thẻ) Tăng trưởng năm 2006 so với 2005 Tăng trưởng năm 2007 so vói 2006 Số thẻ phát hành 16,042 12,674 13,500 -20.99% 6.52% Số thẻ luỹ kế 26,803 39,477 52,977 47.29% 34.20% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều NH trên địa bàn triển khai dịch vụ thẻ ATM. Bên cạnh đó, sản phẩm thẻ của một số NH ngày càng được mở rộng tiện ích giúp khách hàng thuận lợi trong việc hiện đại hoá hoạt động thanh toán của mình. So với nhiểu NHTM trên địa bàn, chức năng sản phẩm thẻ của BIDV kém phong phú hơn. Do vậy, BIDV Hồ Chí Minh rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới đăng ký phát hành thẻ. Kết quả trong Bảng 2.12 cho thấy trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ âm 21%(-21%), giảm 3.368 thẻ phát hành so với năm 2005. Trong năm 2007, qua triển khai chỉ thị 20/2007/CT- Ttg của chính phủ về chi lương cho đối tượng nhận lương từ ngân sách qua NH, BIDV Hồ Chí Minh tiếp thị thành công một số đơn vị nhận lương từ ngân sách. Kết quả là số thẻ phát hành tăng hơn năm 2006, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất thấp, chỉ 2%.

2.3.5.4 Tình hình phát triển dịch vụ chi hộ lương: Bảng số 2.12: Kết quả hoạt động dịch vụ chi hộ lương từ năm 2005-2007 Năm 2005 N2006 ăm N2007 ăm trTưởăng ng 2006/2005 (%) Tăng trưởng 2007/2006 (%) Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ chi hộ

lương(công ty/tổ chức) 65 72 98 10,77% 36,11% Doanh số chi lương

trong năm (tỷđồng) 482 1057 1300 119,29% 22,99% Phí dịch vụ (triệu đồng) 431 557 700 29,23% 25,67%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

Trong 3 năm qua, dịch vụ chi hộ lương của BIDV Hồ Chí Minh liên tục tăng trưởng cả về số lượng khách hàng (tăng trưởng 11% trong năm 2006 và 36% trong năm 2007) và doanh số thực hiện (tăng trưởng 119% trong năm 2006 và 23% trong năm 2007). Hoạt động dịch vụ này mang lại nguồn thu phí dịch vụ đáng kể, đồng thời giúp tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho BIDV Hồ Chí Minh.

2.3.5.5 Ý kiến của khách hàng về nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại

Qua thăm dò nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng hiện đại (kết quả thăm dò thể hiện tại bảng 2.14) ta thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với dịch vụ rút tiền bằng thẻ ATM: đa số khách hàng đã sử dụng dịch vụ

này (90,6%). Trong số những người chưa sử dụng dịch vụ, 53% khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

+ Đối với dịch vụ rút tiền, thanh toán bằng thẻ ATM qua các máy cà thẻ (POS/EDC): đa số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ này (80,4%). Lý do có

thể là họ chưa biết đến phương tiện thanh toán này hoặc những nơi khách hàng mua sắm hàng hoá chưa lắp máy cà thẻ (POS) của BIDV. Trong số

những người chưa sử dụng dịch vụ, có 22,2% khách hàng cho biết họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ này.

Bảng số 2.13 Kết quả thăm dò nhu cầu khách hàng về dịch vụ thanh toán hiện đại

Loại hình sản phẩm dịch vụ NH hiện đại

Đã thực hiện (1) Chưa thực hiện (2) Có nhu cầu(a) Không có nhu cầu(b) Không trả lời (c) RÚT TIỀN BẰNG THẺ ATM 90,61% 9,4% 52,9% 0,0% 47,1% RÚ TIỀN,CK BẰNG QUA MÁY CÀ THẺ 19,64% 80,4% 22,2% 17,8% 60,0% TTĐK TIỀN ĐIỆN QUA NH 34,82% 65,2% 51,6% 10,9% 37,5% TTĐK TIỀN NƯỚC QUA NH 6,82% 93,2% 58,9% 11,0% 30,1% TTĐK TIỀN ĐTDD QUA NH 15,12% 84,9% 77,8% 3,2% 19,0% TTĐK TIỀN TH CÁP QUA NH 11,90% 88,1% 71,2% 13,6% 15,2% TTĐK TIỀN ĐTCĐ QUA NH 7,89% 92,1% 80,6% 14,5% 4,8% TTĐK PHÍ BH QUA NH 7,89% 92,1% 67,8% 10,2% 22,0% TTĐK TIỀN INTERNET QUA NH 9,33% 90,7% 63,6% 16,4% 20,0% TTĐK $THUÊ NHÀ QUA NH 4,48% 95,5% 85,1% 14,9% 0,0%

TỰĐÓNG $ (ĐIỆN,NƯỚC)QUA ATM 25,35% 74,6% 100,0% 0,0% 0,0%

TỰĐÓNG $ (ĐT) QUA ATM 15,94% 84,1% 82,6% 17,4% 0,0%

TỰĐÓNG $ (TH CÁP, INTERNET..)QUA ATM 11,94% 88,1% 84,8% 13,0% 2,2%

TỰ MUA THẺ TRẢ TRƯỚC QUA ATM 10,00% 90,0% 67,3% 14,3% 18,4%

Nguồn: Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2 năm 2007 của BIDV Hồ Chí Minh[4]

Ghi chú: Kết quả trong các cột (a), (b), (c) thể hiện tỷ trọng khách hàng chiếm trong tổng số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ .

+ Đối với dịch vụ uỷ quyền cho ngân hàng thanh toán định kỳ các chi phí điện, nước, điện thoại di động, điện thoại cố định, truyền hình cáp, internet, phí bảo hiểm nhân thọ, tiền thuê nhà: đa số khách hàng chưa sử dụng dịch vụ (65% đến 96% khách hàng). Trong số họ, khi được hỏi về nhu cầu sử dụng, đa số đều trả lời là có nhu cầu (khách hàng có nhu cầu chiếm tỷ lệ từ 52% đến 85%).

+ Về dịch vụđóng điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, internet, mua thẻ trả trước qua máy ATM: trong những khách hàng được thăm dò ý kiến, số khách

hàng đã thực hiện các dịch vụ này chiếm tỷ trọng thấp (chỉ từ 12-25%). Trong số những người chưa sử dụng các dịch vụ này, đa số cho biết họ có

nhu cầu sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu trả tiền điện qua ATM (100% khách hàng chọn), tiếp theo là dịch vụ đóng tiền điện thoại và truyền hình cáp và internet (85% khách hàng chọn).

Một phần của tài liệu 314 Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP.HCM (Trang 57 - 64)