Phân tích SWOT về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 314 Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP.HCM (Trang 71 - 77)

6. Kết quả đạt được của luận vă n

2.4.6. Phân tích SWOT về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh

+ BIDV Hồ Chí Minh là chi nhánh hạng nhất của một trong bốn NHTMQD có quá trình hình thành và phát triển lâu dài (trên 50 năm) và có qui mô hoạt động lớn nhất hiện nay. Riêng chi nhánh BIDV Hồ Chí Minh đã có trên 30 năm hoạt động nên có khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đã xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định, đặc biệt có một số khách hàng là tổng công ty, tập đoàn lớn. + Thương hiệu BIDV đã được khẳng định trên thị trường, tạo thuận lợi cho chi

nhánh phát triển khách hàng mới.

+ So với nhiều NHTM khác, mạng lưới là một thế mạnh của hệ thống BIDV. Hiện nay, mạng lưới của BIDV đã phủ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, kể cả khách hàng cá nhân và tổ chức, và thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện các dịch vụ thu hộ, quản lý tài khoản, dịch vụ liên kết thanh toán với các tổ chức tín dụng khác...

+ Nguồn lao động có trình độ cao, kinh nghiệm nghiệp vụ tốt, nắm bắt công việc nhanh, thuận lợi cho BIDV Hồ Chí Minh triển khai dịch vụ huy động vốn mới. + Nền tảng công nghệ tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại

thống nên thuận tiện cho khách hàng giao dịch, tạo tính nổi trội của sản phẩm tiền gửi (gửi một nơi-nhận nhiều nơi, rút trước hạn từng phần...)

+ Tài nguyên về vốn lớn, đáp ứng nhu hiện đại hoá công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, POS, máy nộp tiền tự động (CDM)...

+ Tạo được sự tin tưởng của khách hàng về thái độ phục vụ, về sự an toàn do là NHTM thuộc Nhà nước quản lý. BIDV còn là NHTM đầu tiên của Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

+ Là NHTM có thực hiện kiểm toán quốc tế liên tục 10 năm nay, góp phần tăng uy tín với đối tác và khách hàng, nhất là các đối tác nước ngoài.

2.4.6.2 Điểm yếu (Weaks)

+ Hình thức sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn đa số còn là sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm đặc thù. Ngoài ra, BIDV Hồ Chí Minh thiếu một số sản phẩm mà thị trường có nhu cầu (tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm đảm bảo bằng ngoại tệ,...)

+ Lãi suất huy động (đặc biệt là với tiền gửi có kỳ hạn VND) thấp so với thị trường.

+ Qui định về thủ tục giao dịch tiền gửi quá cứng nhắc, chưa linh hoạt nên chưa tạo sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng giao dịch tiền gửi. Nhiều dịch vụ hỗ trợ huy động tiền gửi còn nhiều thủ tục, khiến thời gian giao dịch chưa nhanh, chưa làm hài lòng khách hàng.

+ Sản phẩm dịch vụ hiện đại giúp hỗ trợ huy động tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) như dịch vụ Internet banking, ATM, Mobile-banking triển khai chậm, không theo kịp nhu cầu thị trường (ví dụ thiếu chức thanh toán hoá đơn, mua vé máy bay, vé tàu, mua thẻ trả trước qua ATM)

+ Công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng chưa mạnh. Chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp nên công tác quảng

bá sản phẩm tiền gửi, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tiền gửi chưa bài bản, chưa hiệu quả.

+ Nhân viên giao dịch chưa được đào tạo bài bản về công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.

+ Đội ngũ cán bộ thiếu chuyên gia, tư vấn giỏi, được đào tạo bài bản từ nước ngoài.

+ Hệ thống kênh phân phối của BIDV Hồ Chí Minh và các chi nhánh khác trên địa bàn phân bổ chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở một số các quận khu vực nội thành phố, và các quận trung tâm như quận 1, quận 3, quận 5..

2.4.6.3 Về cơ hội (Opportunities)

+ Việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho tất cả các ngành trong nền kinh tế phát triển. Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều giao dịch thanh toán được thực hiện .Và BIDV có cơ hội phát triển dịch vụ khi các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

+ BIDV sẽ bị cổ phần hoá trong tương lai. Việc cho các đối tác là NH nước ngoài tham gia góp vốn vào BIDV sẽ là cơ hội giúp khả năng điều hành, quản trị của BIDV sẽ có điều kiện cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tên tuổi BIDV được gắn với một NH nước ngoài khi NH nước ngoài tham gia vào BIDV với tư cách cổ đông, sẽ làm cho uy tín và vị thế của BIDV-HCMC trên thương trường quốc tế được tăng lên. Khi đó BIDV sẽ có nhiều cơ hội hơn để hợp tác quốc tế nhằm phát triển dịch vụ. Bên cạnh đó, BIDV sẽ có điều kiện học hỏi thêm từ đối tác về mặt công nghệ, kinh nghiệm hoạt động dịch vụ cũng như kinh nghiệm quản trị điều hành và quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

+ Khi hội nhập quốc tế, các NH nước ngoài được thực hiện tất cả các hoạt động huy động vốn tại Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả huy động vốn, các NH nước ngoài thường hợp tác với các NHTM Việt Nam (như BIDV) để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực và mạng lưới rộng của NHTM Việt Nam ,

như vậy BIDV-HCMC có cơ hội phát triển loại hình dịch vụ và tăng thu phí dịch vụ.

+ Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng chính phủ ký ngày 24/08/2007. Trong đó việc thực hiện chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng tại địa bàn TP.HCM sẽ được thực hiện từ đầu năm 2008 [8], là một cơ hội cho BIDV Hồ Chí Minh phát triển dịch vụ chi hộ lương và một số dịch vụ khác đối với các đơn vị, cơ quan hưởng lương ngân sách và người lao động của các đơn vị này.

+ Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và họat động công ty chứng khóan đã được Bộ Tài chính ký ngày 24/04/2007. Trong đó chức năng “quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng (nhà đầu tư chứng khóan)” được quy định tại khỏan 1, điều 32, mục 1, chương V như sau [2]:

a) Công ty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng;

b) Khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn…

Như vậy BIDV Hồ Chí Minh có cơ hội phát triển dịch vụ mới – dịch vụ quản lý tài khỏan tiền gửi của nhà đầu tư chứng khóan. Trong dịch vụ này, BIDV-HCMC sẽ thay mặt các Công ty chứng khóan phục vụ khách hàng của họ qua nghiệp vụ mở tài khỏan và nhận tiền gửi chứng khoán của nhà đầu tư. Với công nghệ hiện đại, kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, các công ty chứng khóan có thể kiểm tra số dư tiền gửi nhà đầu tư một cách nhanh chóng và dễ dàng qua chương trình BIDV@Sercurities, dù nhà đầu tư mở tài khỏan tại bất cứ BIDV nào trên toàn quốc. Phát triển tốt dịch vụ này, BIDV Hồ Chí Minh có cơ hội tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

2.4.6.4 Về nguy cơ/thách thức (Threats)

+ Thị trường sẽ ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ NH tham gia, làm cho sự cạnh tranh trong hoạt động NH ngày càng gay gắt. Khi đó thị phần dịch vụ của các ngân hàng sẽ bị chia sẻ cho các ngân hàng có lợi thế mạnh về công nghệ, sản phẩm hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Và BIDV Hồ Chí Minh không thể tránh khỏi việc giảm thị phần cho các của ngân hàng nước ngoài vì họ có nhiều thế mạnh hơn về các sản phẩm dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao như dịch vụ thẻ và dịch vụ e-banking.

+ Nhiều tập đoàn kinh tế, công ty lớn trong nước tự thành lập công ty tài chính, ngân hàng để phục vụ các giao dịch tài chính cho nội ngành, làm giảm cơ hội phục vụ khách hàng của BIDV.

+ Kênh huy động vốn phi ngân hàng ngày càng phong phú. Bao gồm Tiết kiệm Bưu điện, thị trường chứng khoán (tập trung và phi tập trung), thị trường nhà đất...

+ Việc biến động nguồn nhân lực xảy ra thường xuyên, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao vì với sự ra đời của các NHTMCP và các NH nước ngoài, NH liên doanh, nhu cầu về nhân sự cấp quản lý của thị trường sẽ tăng. BIDV Hồ Chí Minh cũng không tránh khỏi việc “chảy máu chất nguồn nhân lực” diễn ra. + Thủ tục giao dịch không linh hoạt theo thị trường, gây mất nhiều thời gian giao

dịch sẽ khiến BIDV Hồ Chí Minh mất dần lượng khách hàng khó tính mà họ đòi hỏi ngân hàng phải là người thực hiện hầu hết các thủ tục giao dịch thay cho họ nếu ngân hàng đã bán dịch vụ để thu phí dịch vụ.

) KT LUN CHƯƠNG II

Chương II đã nêu lên những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của BIDV Hồ Chí Minh đạt được trong 3 năm qua. Đồng thời cũng phân tích rõ thực trạng về thế mạnh và điểm yếu của BIDV Hồ Chí

Minh trong dịch vụ huy động vốn trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong dịch vụ huy động vốn, những dịch vụ hỗ trợ huy động vốn và qua kết quả thăm dò ý kiến khách hàng.

Qua đó chúng ta thấy hoạt động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó những yếu tố khách quan gồm hệ thống các văn bản chi phối chính sách lãi suất huy động vốn, sự ra đời và phát triển của những sản phẩm thay thế có mặt trên thị trường... Những yếu tố chủ quan gồm chất lượng nhân sự, chính sách huy động vốn (lãi suất, mạng lưới, chương trình khuyến mãi), các họat động quảng bá thương hiệu, chức năng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ hỗ trợ huy động vốn....

Các phân tích SWOT liên quan dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh vào cuối chương II đã tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BIDV Hồ Chí Minh đối với hoạt động dịch vụ huy động vốn trong tình hình cạnh tranh hiện nay và trong quá trình hội nhập tương lai. Đồng thời với các phân tích SWOT, kết quả thăm dò nhu cầu dịch vụ của khách hàng là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ huy động vốn cho BIDV Hồ Chí Minh trong chương III.

CHƯƠNG 3: GII PHÁP PHÁT TRIN HOT ĐỘNG HUY

ĐỘNG VN TI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIN TP.HCM

3.1. DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu 314 Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP.HCM (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)