ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH:

Một phần của tài liệu 314 Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP.HCM (Trang 64)

6. Kết quả đạt được của luận vă n

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV HỒ CHÍ MINH:

MINH:

2.4.1. Giá cả/Lãi suất (Prices)

Do bị chi phối bởi lãi suất trần tiền gửi mà Hiệp Hội ngân hàng qui định và lãi suất mua vốn nội bộ của BIDV, BIDV Hồ Chí Minh có chính sách lãi suất huy động thấp hơn so với một số NHTM trên địa bàn, đặc biệt là với tiền gửi VND. Số liệu về lãi suất huy động VND thể hiện tại Bảng 2.5 cho thấy cùng kỳ hạn gửi 3 tháng hoặc 6 tháng, lãi suất huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh thấp hơn so với các NHTMCP khoảng từ 1,26-1,32%/năm. Kỳ hạn 12 tháng cũng thấp hơn từ 0,84- 1,12%/năm. Như vậy khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trên phương diện lãi suất huy động vốn VND kém, đặc biệt là kém hấp dẫn với những khách hàng có số tiền gửi lớn. Vì theo chính sách lãi suất huy động của một số NHTMCP, khách hàng có số tiền gửi lớn được hưởng biên độ lãi suất cộng thêm từ 0,15%-0,40%/năm ngoài lãi suất huy động niêm yết.

2.4.2. Loại hình sản phẩm (Products)

Hiện nay, BIDV Hồ Chí Minh có hầu hết sản phẩm huy động vốn như các NHTM khác (được liệt kê và mô tả tại Phụ lục 3). Bên cạnh đó, BIDV Hồ Chí Minh có một số sản phẩm tiền gửi đặc biệt, đó là tiền gửi Tiết kiệm Ổ Trứng Vàng (dành

cho cá nhân), và sản phẩm tiền gửi thanh toán hưởng lãi suất phân tầng theo số dư

(dành cho tổ chức). Tuy nhiên, so với thị trường, vẫn còn thiếu một số sản phẩm mà thị trường có nhu cầu.

2.4.3. Chính sách xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo-Promotion)

Qua thăm dò một số khách hàng cá nhân và tổ chức trên địa bàn TP.HCM, họ cho biết thương hiệu BIDV còn chưa quen thuộc với nhiều khách hàng. Một trong các nguyên nhân là do hoạt động quảng bá thương hiệu của BIDV chưa mạnh, phạm

vi quảng bá chưa rộng rãi. Hoạt động quảng bá thương hiệu ít được thực hiện qua các kênh thông tin đại chúng như Tivi, báo chí, Banner đặt ngoài đường phố, nơi công cộng...Bên cạnh đó, do bị giới hạn về ngân sách thực hiện các chương trình quảng cáo trong mỗi năm, nên chi nhánh chưa thể tự thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu có tính hiệu quả cao.

Nhiều chương trình khuyến mãi huy động vốn được thực hiện nhưng chưa thu hút người gửi (ví dụ như chương trình Tiết kiệm Dự thường). Do yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng – đó là lãi suất huy động – chưa thật sự hấp dẫn.

2.4.4. Mạng lưới (kênh phân phối-Places)

Với mạng lưới giao dịch của toàn hệ thống khá dày đặc, bao phủ khắp các tỉnh thành, được kết nối trực tuyến gồm hơn 102 chi nhánh cấp 1 và 900 phòng và điểm giao dịch, cộng thêm 700 máy ATM và gần 1.000 máy cà thẻ (POS) trên toàn quốc, khách hàng có thể thuận tiện giao dịch dịch vụ huy động vốn của BIDV. Dự kiến đến cuối năm 2008, BIDV còn tăng cường triển khai thêm mạng lưới giao dịch hiện đại, nâng tổng số máy ATM lên khoảng 1.000 máy và đạt khoảng 3.000 máy POS, nên khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền cho khách hàng còn tốt hơn nữa.

Riêng trên địa bàn TP.HCM, hiện có gần 60 địa điểm giao dịch gồm 8 chi nhánh cấp I, 40 phòng giao dịch và 11 điểm giao dịch của BIDV. Ngoài ra, trên địa bàn còn có gần 120 máy BIDV-ATM và rất nhiều máy cà thẻ đặt tại các siêu thị, cao ốc, trung tâm mua sắm... Với mạng lưới phân phối như vậy, BIDV Hồ Chí Minh là ngân hàng được khá nhiều khách hàng chọn lựa giao dịch tiềngửi.

2.4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của BIDV Hồ Chí Minh trong dịch vụhuy động vốn huy động vốn

2.4.5.1 Về thị phần huy động vốn:

Năm 2006, thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm trong tiền gửi huy động vốn của địa bàn giảm 0,38% so với năm 2005. Trong năm 2006, thị phần huy động vốn của khối NHTMQD chiếm trong tiền gửi huy động

vốn của địa bàn cũng giảm 4,6% so với năm 2005. Trong khối NHTMQD, thị phần của BIDV Hồ Chí Minh chiếm 7,68% (năm 2005) giảm còn 7,61% (năm 2006), được thể hiện tại bảng 2.15

Bảng số 2.14: Tình hình huy động vốn trên địa bàn TP.HCM năm 2005-2006

Năm 2005 Năm 2006

So sánh tăng giảm Giá trị phần Thị Giá trị phần Thị trưởng Tăng phần Thị Tổng HĐV (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) 1.Địa bàn HCM 188.875,70 100% 285.502,90 100,00% 51,16% 0,00% 2. NHTMQD so với địa bàn TP.HCM 87.836,20 46,50% 119.653,30 42% 36,22% -4,60% 3.BIDV-HCMC 6.749,00 9.107,00 34,94% So với địa bàn 3,57% 3,19% -0,38% So với khối NHTMQD 7,68% 7,61% -0,07%

Nguồn: Niên giám thống kê 2007[5] , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

Về tăng trưởng của nguồn vốn huy động năm 2006 so với 2005, tốc độ tăng trưởng của BIDV Hồ Chí Minh là 34,94%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của địa bàn (tăng 51,16%) và thấp hơn so với khối NHTMQD (tăng 36,22%).

Bảng số 2.15 Tình hình huy động vốn địa bàn TP.HCM phân theo loại tiền tệ

Năm 2005 Năm 2006 So sánh tăng giảm Giá trị phần Giá Thị trị phần Thị trưởng Tăng phần Thị Huy động theo loại tiền tệ

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) 1. Địa bàn HCM 188.875,70 285.502,90

a.Huy động vốn VND 87.065,40 100% 125.256,10 100,00% 43,86% 0,00%

b.Huy động vốn ngoại tệ 101.810,30 100% 160.246,80 100% 57,40% 0,00%

2.BIDV-HCMC so với địa

bàn

a.Huy động vốn VND 5.040,00 5,79% 7.103,46 5,67% 40,94% -0,12%

b.Huy động vốn ngoại tệ 1.709,00 1,68% 2.003,54 1,25% 17,23% -0,43%

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 [5] , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]

Nếu phân tích theo loại tiền tệ huy động vốn, thị phần huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm trong địa bàn trong năm 2006 giảm so với năm 2005 cả đối với tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ. Trong đó, thị phần tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh hơn. Tốc động tăng trưởng tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh (cả với tiền gửi VND và ngoại tệ) thấp hơn so với tốc độ của thị trường, được thể hiện tại bảng 2.16.

Tóm lại, thời gian gần đây, thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh chiếm trong tiền gửi huy động của khối NHTMQD và chiếm so với tổng tiền gửi huy động trên địa bàn TP.HCM ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của chi nhánh đối với tiền gửi huy động vốn thấp hơn so với khối NHTMQD và địa bàn TP.HCM

2.4.5.2 Về công nghệ:

Đối với bất kỳ một công ty, tổ chức nào đang hoạt động, thì công nghệ luôn là một trong các tài nguyên quý giá vì nó tạo cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho công ty cả về mặt hoạt động và mặt quản trị. Nhất là đối với ngành ngân hàng, khi mà sản phẩm dịch vụ có tính vô hình và khó xác định, thì trình độ và khả năng đáp ứng yêu cầu của công nghệ tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đối với hoạt động huy động vốn của BIDV nói chung và của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng, chính sự thay đổi và nâng cao về mặt công nghệ đã làm cho chất lượng sản phẩm huy động vốn thay đổi đáng kể, đáp ứng nhiều nhu cầu của thị trường. Cụ thể là BIDV Hồ Chí Minh cung cấp cho thị trường các sản phẩm tiền gửi có một tính năng vượt trội và hiện đại như gửi một nơi-nhận nhiều nơi, tiền gửi được rút trước hạn nhiều lần, tiền gửi hưởng lãi suất phân tầng, tiền gửi hưởng lãi suất bậc thang, tiền gửi hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi...

Với hệ thống công nghệ cũ của BIDV, các tính năng nêu trên hoặc không thực hiện được, hoặc phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng và làm giảm năng suất lao động của nhân viên. Mặt khác, nếu không có các tính năng vượt trội trên, sản phẩm tiền gửi không tạo được sự linh hoạt khi khách

hàng có nhu cầu rút tiền, làm cản trở sự phát triển của dịch vụ huy động vốn. Trước đây khách hàng không được rút trước hạn từng phần sổ tiết kiệm, khi cần tiền hoặc phải cầm cố sổ tiết kiệm để vay, hoặc phải rút trước hạn toàn bộ số tiền đã gửi (khách hàng bị mất lãi đã phát sinh trong thời gian thực gửi). Hoặc trước đây khách hàng gửi tiền tại điểm giao dịch nào thì phải tất toán sổ ở nơi đó, không tạo sự thuận lợi cho khách hàng như hiện nay.

Về mặt quản lý thông tin khách hàng, hệ thống dữ liệu hiện đại của BIDV hỗ trợ việc cung cấp sản phẩm hiện đại cho khách hàng như in sao kê nhanh chóng, kiểm tra số dư, kiểm tra phát sinh giao dịch tài khoản tiền gửi qua máy ATM, qua tin nhắn Mobile-banking, qua dịch vụ Home-banking ...mà không cần đợi nhận chứng từ về hoặc phải gọi điện thoại cho NH để kiểm tra .

Ngoài ra khi BIDV tham gia hệ thống Banknet-vn, khách khàng có tài khoản tiền gửi ở một số NH (khác BIDV) vẫn có thể rút tiền, chuyển tiền qua các kênh phân phối của BIDV như ATM và ngược lại khách hàng có thẻ BIDV-ATM có thể rút tiền tại các máy ATM của các ngân hàng tham gia Banknet-vn. Hiện nay các NH kết nối thành công Banknet-vn gồm BIDV, NH Công thương (ICB), NHTMCP Gòn Công Thương (Saigonbank), NH Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn và NHTMCP An Bình... Ngoài ra, khi công nghệ được nâng cấp, các kênh phân phối của BIDV phục vụ được cho khách hàng của các ngân hàng nước ngoài như dịch vụ chấp nhận thẻ quốc tế (Visa và Visa Plus+) tại máy BIDV-ATM và thẻ Visa tại máy BIDV-POS.

Tuy nhiên, hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển mạnh cũng là một điểm yếu của BIDV nói chung và của BIDV Hồ Chí Minh nói riêng trong việc thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán, thu hút nguồn TIỀN GỬI không kỳ hạn. Cụ thể như:dịch vụ Internet -banking chưa được triển khai. Dịch vụ Mobile-banking (BSMS) chỉ mới dừng lại ở chức năng vấn tin. Máy BIDV-ATM chỉ mới chấp nhận được thẻ BIDV-ATM, Visa và Visa Plus+ với chức năng thực hiện chủ yếu là rút tiền mặt và chuyển khoản. Dịch vụ POS chỉ mới chấp nhận được

thẻ BIDV-ATM và rhẻ Visa. Nguyên nhân là BIDV chậm hơn so với một số NHTM khác trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Ngoài ra, sản phẩm ngân hàng điện tử thiếu các chức năng mà thị trường đang có. Chính vì vậy khi triển khai, sản phẩm kém hấp dẫn thị trường nên mức độ thành công không cao. Cụ thể như dịch vụ ATM chưa thực hiện được chức năng thanh toán hoá đơn, dịch vụ BSMS chưa có chức năng thanh toán, dịch vụ POS chưa chấp nhận thẻ quốc tế như Amex, Master, JBC...

Trong bối cảnh hội nhập, khi thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các NH nước ngoài với trình độ công nghệ cao và sản phẩm dịch vụ hiện đại, hệ thống công nghệ của BIDV phải nhanh chóng thay đổi, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường. Mặt khác, khi hội nhập, tính cạnh tranh trong hoạt động ngày càng gay gắt, đòi hỏi nhà các quản lý phải nắm bắt tình hình hoạt động nhanh để sớm đưa ra quyết định, vì vậy, đòi hỏi hệ thống công nghệ phải có chất lượng cao.

2.4.5.3 Về nguồn nhân lực:

Cũng giống như công nghệ, nhân lực cũng là tài nguyên quý giá của ngành NH, chất lượng nhân sự từ lãnh đạo cao nhất đến người ở vị trí thấp nhất đều tạo nên sự thành công trong hoạt động của ngân hàng

Tuy nhiên, mặc dù có đội ngũ lao động dồi dào, nhưng đội ngũ giao dịch viên của BIDV Hồ Chí Minh chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Theo kết quả thăm dò ý kiến khách hàng tại Bảng 2.10 cho thấy chỉ 83,04% khách hàng hài lòng với thái độ nhân viên trong giao dịch tiền gửi, 14% cho là bình thường và có 0,35% khách hàng chưa hài lòng. Đối với nhận xét của khách hàng về tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch, có 3,11% khách hàng cho là nhân viên giao dịch chưa chuyên nghiệp. Nếu tính trên số lượng khách hàng đang giao dịch tiền gửi khoảng 40.000 khách hàng, thì số khách hàng chưa hài lòng là hơn 100 khách hàng. Đây là một con số đáng phải lưu ý, để tăng khả năng cạnh tranh thì BIDV Hồ Chí Minh phải thoả mãn và làm hài lòng mọi khách hàng.

Qua số liệu thể hiện tại bảng 2.1 về tình hình nhân sự của BIDV Hồ Chí Minh, ta thấy mặc dù trong tổng số lao động, lao động thuộc cấp lãnh đạo chiếm khoảng 20%, nhưng tỷ trọng lao động có trình độ trên đại học chiếm chỉ dưới 10%, trong đó khoảng 50% là chuyên viên. Như vậy, tỷ lệ lãnh đạo có trình độ trên đại học của BIDV Hồ Chí Minhcòn rất mỏng.

Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương còn bình quân chủ nghĩa và bị khống chế theo đơn giá qui định của nhà nước nên chưa kích thích nỗ lực tăng doanh số giao dịch của từng giao dịch viên. Việc biến động nhân sự nhanh và nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự, chất lượng phục vụ khách hàng do người thay thế chưa nắm bắt thông tin “vô hình“ của khách hàng (uy tín, cách giao dịch...) nên đôi khi đòi hỏi khách hàng nhiều thông tin mà họ nghĩ trước đây NH đã biết, làm khách hàng không hài lòng.

2.4.5.4 Về sức hấp dẫn so với các kênh huy động vốn cạnh tranh:

Kết quả thể hiện tại Biểu đồ 2.9 và 2.10-Phụ lục 2 cho thấy khi đánh giá về mức độ an toàn trong các kênh đầu tư tiền nhà rỗi, khách hàng cho là kênh đầu tư an toàn nhất (ít rủi ro nhất) là gửi tiền vào NHTMQD, tiếp theo là gửi tiền vào NHTMCP, tiếp theo là kênh bảo hiểm nhân thọ. Kênh đầu tư mà khách hàng cho là có rủi ro cao nhất là đầu tư vào chứng khoán, tiếp theo là tự kinh doanh.

Ngược lại, khi hỏi ý kiến đánh giá của khách hàng về khả năng sinh lời (mang lại lợi nhuận) của các kênh đầu tư, đa số khách hàng cho là kênh mang lại lợi nhuận cao nhất là tự kinh doanh, tiếp theo là đầu tư vào chứng khoán, tiếp đến là gửi vào NHTMCP. Kênh đầu tư khách hàng cho là mang lại ít lợi nhuận nhất là mua bảo hiểm nhân thọ, rồi đến gửi vào NHTMQD.

Như vậy, với khách hàng là người không sợ rủi ro, họ có thể chọn kênh đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc tự kinh doanh vì họ cho rằng nó mang lại lợi nhuận cao nhất, mặc dù biết các kênh đầu tư này có rủi ro cao. Ngược lại, các khách hàng không ưa thích rủi ro sẽ gửi tiền vào NHTMQD vì là kênh đầu tư an toàn nhất (dù họ biết là khả năng sinh lời thấp nhất). Kết quả thăm dò thể hiện tại Biểu đồ

2.15- Phụ lục 2 cho ta thấy nguy cơ nguồn tiền gửi tại BIDV Hồ Chí Minh có thể dịch chuyển qua kênh huy động có tính an toàn thấp hơn nhưng sinh lời cao hơn (theo đánh giá của khách hàng), đó là gửi tại NHTMCP. Trong đó, đa số khách hàng chọn gửi tại ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á...

Ngoài nguy cơ bị cạnh tranh bởi sản phẩm huy động vốn của các NHTM khác và của các kênh đầu tư như nêu trên, sản phẩm huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thay thế (được mô tả chi tiết tại Phụ Lục 7). Sự sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm thay thế góp phần làm giảm thị phần tiền gửi huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh trong các năm qua.

2.4.6. Phân tích SWOT về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh 2.4.6.1 Điểm mạnh (Strengths) 2.4.6.1 Điểm mạnh (Strengths)

+ BIDV Hồ Chí Minh là chi nhánh hạng nhất của một trong bốn NHTMQD có quá trình hình thành và phát triển lâu dài (trên 50 năm) và có qui mô hoạt động lớn nhất hiện nay. Riêng chi nhánh BIDV Hồ Chí Minh đã có trên 30 năm hoạt động nên có khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đã xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định, đặc biệt có một số khách hàng là tổng công ty, tập đoàn lớn. + Thương hiệu BIDV đã được khẳng định trên thị trường, tạo thuận lợi cho chi

nhánh phát triển khách hàng mới.

Một phần của tài liệu 314 Giải pháp phát triển huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP.HCM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)