6. Kết quả đạt được của luận vă n
1.3.3. Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập WTO
nhập WTO và lộ trình hội nhập cụ thể
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào ngày 4/1/1995. Cuối năm 2001, bản chào đầu tiên về dịch vụ ngân hàng đã được NHNN Việt Nam gửi đi. Các đối tác đàm phán WTO đưa ra nhiều yêu cầu đòi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa dịch vụ ngân hàng, trong đó nhiều yêu cầu là quá cao và chưa phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống NH Việt Nam. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của WTO thì Việt Nam là nước kém phát triển, do đó không nhất thiết phải mở cửa hoàn toàn ngay từ khi trở
thành thành viên của WTO, ngoài ra Việt Nam được đưa ra những hạn chế về tiếp cận thị trường và hạn chế về đãi ngộ quốc gia với lộ trình không quá 10 năm kể từ khi là thành viên chính thức của WTO.
Và ngày 11/1/2007 đã đánh dấu sự kiện lớn - Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Các cam kết về các chính sách thương mại dịch vụ liên quan đến lĩnh vực NH của Việt Nam khi gia nhập WTO như sau:
+ Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức là NH (văn phòng đại diện, chi nhánh nước ngoài, liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài), công ty tài chính (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) hoặc công ty cho thuê tài chính (liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài) + Thời hạn hoạt động của một tổ chức tín dụng nước ngoài (dưới hình thức là
chi nhánh NH nước ngòai, NH liên doanh hoặc NH 100% vốn nước ngoài) tối đa là 99 năm. Thời hạn hoạt động của một chi nhánh NH nước ngoài tối đa bằng thời hạn hoạt động của NH mẹ ở nước ngoài. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài tối đa bằng thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được quy định rõ trong giấy phép họat động và có thể được gia hạn theo yêu cầu, nhưng thời gian gia hạn tối đa không được vượt quá thời hạn hoạt động được quy định trước đó trong giấy phép. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm và các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn.
+ Mức đóng góp tối đa của bên nước ngoài vào một NH liên doanh hoạt động dưới hình thức một NHTM là 50% vốn điều lệ của NH, trong khi đó mức vốn góp tối thiểu của bên nước ngoài vào một tổ chức tín dụng phi NH liên doanh là 30% vốn điều lệ. Trừ khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, tổng mức cổ phần của các tổ chức
và cá nhân nước ngoài góp trong vốn điều lệ của một NHTMCP của Việt Nam có thể tối đa 30% .
Về việc cấp giấy phép họat động cho một NH nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam như sau: Kể từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Một trong các điều kiện để NH nước ngoài mở chi nhánh họat động tại Việt Nam là NH mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh. Đối với việc lập một NH liên doanh hoặc một NH 100% vốn nước ngoài, yêu cầu NH mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở NH. Để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
Các điều kiện đối với các chi nhánh NH nước ngoài và các NH 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. NHNN Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định trong các điều XVI và XVII của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp với những hạn chế đã nêu trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam. Một NHTM nước ngoài có thể đồng thời có một NH 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh. Một NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không được coi là một tổ chức hay cá nhân nước ngoài và được hưởng đãi ngộ quốc gia đầy đủ như một NHTM của Việt Nam về việc thiết lập hiện diện thương mại.
Một chi nhánh NH nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh (các điểm giao dịch không bao gồm các máy ATM ở ngoài trụ sở chi nhánh), nhưng không hạn chế về số lượng các chi nhánh NH nước ngoài.