Diễn biến về sử dụng giống và diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 93)

Nghệ An trong thời gian qua

Số liệu sản xuất cho thấy về chủng loại giống khá đa dạng phong phú ở vùng Bắc Trung bộ, ngoài những tổ hợp đã được đưa vào trước đây, nhiều tổ hợp mới nhập từ Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất (Bảng 3.1). Bắc Trung bộ sử dụng đa số giống nhập nội cảm ôn, TGST ngắn như: Nhị ưu 838, Q.ưu số 1, Q.ưu số 6, Khải phong 1, Khải phong số 7, Thục Hưng 6, Nhị ưu 69, Phú ưu số 1, Phú ưu số 4, D.ưu 527, Nhị ưu 986... Một số ít giống lúa lai hai dòng trong nước được sử dụng nhằm thay thế dần giống nhập nội: TH3-3, TH3-4, Việt lai 20, Việt lai 24…. Vụ Mùa sớm và Hè Thu ở chân đất trũng, ven biển Bắc Trung bộ, các giống lúa lai 3 dòng Bác ưu 253, Bác ưu 903, Bác ưu 64 gần đây bị nhiễm bạc lá nặng, diện tích thu hẹp nhanh và đã thay bằng một số giống mới như: Bắc ưu 903 KBL, Bác ưu 025, Q.ưu1, B-TE1, Thục hưng 6...

Bảng 3.1. Các tổ hợp lúa lai chính được trồng tại địa phương nơi điều tra (2006-2010)

TT Tỉnh Vụ Xuân Vụ Mùa/ Hè Thu

1 Thanh Hóa Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Nghi hương 305, Nghi hương 2308, Syn 6, BTe1, HYT 100, HYT83 D.ưu 527, Khải phong số 1, Nhị ưu 986, N.ưu 69, Phú ưu số 1, Phú ưu số 4, D.ưu 527

Nhị ưu 838, Bồi tạp Sơn Thanh, TH3-3, TH3-4, Việt lai 20, Việt lai 24, Vân Quang 14, BTe1 2 Nghệ An Khải Phong 1, Khải phong 7, Nhị

ưu 838, Nhị ưu 986, Q.ưu1, Q.ưu6, D.ưu 527, Nghi Hương 2308, Syn 6, BTe1, Nhị ưu 63, Thục hưng 6, Dương quang 18, Bio 404.

TH3-3, Nhị ưu 838, Việt lai 20, Việt lai 24, Khải phong 7, Khải phong 1, Q.ưu 1 3 Hà Tĩnh Q.ưu 1, Thụy Hương 308, Nhị ưu

838, D.ưu 527, Nhị ưu 63, TH3- 3, BTe1, Syn 6

Nhị ưu 838, TH3- 3

4 Quảng Bình Nhị ưu 838 Nhị ưu 838

5 Quảng Trị Nhị ưu 838 Nhị ưu 838

6 Thừa Thiên Huế TG1, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Q.ưu 1, Thụy Hương 308, Khải Phong 1, BTe1, Thục hưng 6

Nguồn: Số liệu điều tra – Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2006-2010

Nghệ An là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lai lớn và ổn định ở khu vực Bắc Trung bộ (Tỷ lệ trên 70% diện tích gieo cấy hàng năm, cao hơn Thanh Hóa). Theo điều tra năng suất lúa lai toàn tỉnh qua các năm không biến động lớn, nhưng diện tích có biến động giảm xuống còn 64 nghìn ha vào năm 2008

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 93)