Bắc Trung bộ
Vùng Bắc Trung bộ, trong đó 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã đưa lúa lai vào sản xuất đại trà với tỷ lệ diện tích lớn qua các năm và đã rất thành công góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa đồng thời đảm bảo an ninh lương thực. Diện tích lúa lai hàng năm và hai vụ trong một năm (Đông Xuân và Hè Thu) của các tỉnh Bắc Trung bộ từ 2008 – 2011 không biến động nhiều, trong đó chỉ có 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tỷ lệ diện tích lúa lai cao khác biệt so với các tỉnh còn lại. Cụ thể vụ Đông Xuân ở Thanh Hóa lúa lai chiếm 58,4% diện tích, Nghệ An lúa lai chiếm 72,2%, Hà Tĩnh 7%, v.v.. Vụ Hè Thu ở Thanh Hóa lúa lai chiếm 32,8%, Nghệ An là 18%, Hà Tĩnh 8,3%, v.v.. (Bảng 1.3). Như vậy về cơ cấu diện tích lúa lai giữa các tỉnh trong vùng không cân đối, trong khi Thanh Hóa và Nghệ An lúa lai chiếm phần lớn trong cơ cấu diện tích thì các tỉnh còn lại: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế tỷ lệ diện tích lúa lai rất thấp, không tăng qua các năm. Riêng tỉnh Quảng Trị diện tích lúa lai không đáng kể, không thống kê được diện tích. So sánh tỷ lệ diện tích lúa lai ở 2 vụ trong năm cho thấy vụ Hè Thu lúa lai chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng Bắc Trung bộ.
Thực trạng trên được giải thích bởi nhiều nguyên nhân, tuy nhiên qua số liệu điều tra cho thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu là thiếu bộ giống lúa lai cho vụ Hè Thu, vụ Mùa để có thể đáp ứng được yêu cầu của vùng. Thời tiết vụ Hè Thu vùng Bắc Trung bộ rất khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, diễn biến thời tiết hàng năm theo số liệu khí tượng đã tổng kết vào tháng 9 và tháng 10 lượng mưa tăng đột biến ở các tỉnh Bắc Trung bộ (lên tới trên 1200mm/tháng) dễ xảy ra ngập lụt cục bộ, vùng núi còn bị lũ quét. Do đó vụ lúa Hè Thu, Mùa muốn thắng lợi bắt buộc phải cơ cấu bộ giống ngắn ngày để lúa trổ an toàn và thu hoạch sớm trước 10 tháng 9, tránh
lụt cuối vụ. Vùng Bắc Trung bộ rất cần các giống lúa lai ngắn ngày (TGST: 90 – 100 ngày) để đưa vào vụ Hè Thu (gieo 10/5 - 5/6), hoặc vụ Mùa ở các huyện miền núi, năng suất cao hơn lúa thuần cùng trà, ít bị nhiễm bệnh bạc lá, chất lượng cơm khá, thuận lợi cho phát triển cây vụ Đông và chủ động về sản xuất hạt giống. Gần đây cũng có một số giống đáp ứng được yêu cầu nêu trên là các giống lúa lai 2 dòng sản xuất hạt lai trong nước như: TH3-3, TH3-4, VL20, VL24, HC1, tuy nhiên diện tích trong sản xuất chưa nhiều, do còn những mặt hạn chế nhất định.
Bảng 1.3. Diện tích lúa lai thương phẩm giai đoạn từ 2008-2011 ở các tỉnh Bắc Trung bộ (*).
Tỉnh Diện tích lúa vụ Đông Xuân 2008 - 2011 (ha)
Diện tích lúa vụ Hè Thu, Mùa 2008-2010 (ha) Tổng DT lúa Lúa lai (%) Tổng DT lúa Lúa lai (%) Cả vùng 339.161 138443 40,8 333451 59985 18 Thanh Hoá 120.729 70556 58,4 134984 44208 32,8 Nghệ An 86.477 62422 72,2 90530 16333 18 Hà Tĩnh 53.592 3725 7 45282 3777 8,3 Quảng Bình 27.541 1006 3,7 20515 500 2,4 Quảng Trị 23.857 0 0 22722 0 0 T.T. Huế 27029 200 0,7 25240 0 0
Nguồn: (*) Số liệu trung bình, tổng hợp báo cáo lúa lai qua các năm 2008-2011 của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Chương 2.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm các giống lúa (nhóm giống lúa thuần, các giống lúa lai nhập nội và được sản xuất trong nước), trên chân đất cát pha trồng lúa vùng Bắc Trung bộ.
Từ tập đoàn lúa lai triển vọng 20 giống, sau khi đánh giá rút gọn, còn danh sách các giống lúa tham gia thí nghiệm nghiên cứu trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa tham gia nghiên cứu
TT Tên giống lúa Tổ hợp lai Xuất xứ
A. Nhóm giống lúa thuần
1 TBR1 C.ty CPGCT Thái Bình
2 Khang dân 18 Nhập nội
B. Nhóm giống lúa lai nhập nội
3 Nhị ưu 838 Nhập nội
4 Dưu 725 D62A x Miên khôi 725 Nhập nội
5 Nhị ưu 725 Nhi-32A x Miên khôi 725
Nhập nội
6 Khải phong 1 Nhập nội
7 Thiên ưu128 Thiên phong/Quảng khôi 128
Nhập nội 8 Thiên ưu998 Thiên phong /Quảng
khôi 998
Nhập nội
9 Bác ưu 527 Nhập nội
C. Nhóm giống lúa lai sản xuất trong nước
10 HYT 83 IR58025A/RTQ5 Trung tâm NC&PT Lúa lai
11 Việt lai 20 103 S / R20 Đại học NNI
12 HYT 106 AMS 30S/R106 Trung tâm NC&PT Lúa lai
13 HYT 109 AMS 30S/R109 Trung tâm NC&PT Lúa lai
14 TH 3-3 T1S-96/R3 Đại học NNI
Các giống lúa mới đưa vào khảo nghiệm gồm 4 giống lúa lai 3 dòng nhập nội: Nhị ưu 725, D ưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998.
Các thí nghiệm về mật độ cấy và phương thức cấy cải tiến gồm các giống: TBR1; D ưu 725; Nhị ưu 725; HYT 83, Khải phong 1, Thiên ưu 128, Thiên ưu 998.
Các thí nghiệm về phân bón sử dụng 7 giống ở vụ Xuân (Khải phong, Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, D ưu 725 và HYT 83, Khang dân 18, TBR1); vụ Hè Thu gồm các giống: Khải Phong 1, Nhị ưu 725, D ưu 725, Thiên ưu 128, Thiên ưu 998, Khang dân 18 và TBR1.
Thí nghiệm thời vụ gồm các giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, D ưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại Bắc Trung bộ
- Điều tra, thu thập số liệu tổng kết về tình hình phát triển lúa lai cả nước và các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian qua kể từ khi áp dụng lúa lai vào sản xuất ở Việt Nam.
- Điều tra phỏng vấn nông dân trồng lúa, nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và các công ty sản xuất kinh doanh giống lúa lai, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa nói chung và lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ. Thực trạng về sản xuất và cung ứng giống, nhu cầu và lượng đáp ứng từ các nguồn cung cấp khác nhau.
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa lai thương phẩm tại vùng Bắc Trung bộ về: diện tích, năng suất, sản lượng, khả năng tiếp thu giống mới; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tại địa phương; cơ chế chính sách; so sánh giữa sản xuất lúa lai và lúa thuần; hoạt động khuyến nông đối với sản xuất lúa ưu thế lai vùng Bắc Trung bộ.
2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai năng suất cao phù hợp với khíhậu và đất đai vùng Bắc Trung bộ hậu và đất đai vùng Bắc Trung bộ
- Khảo nghiệm bộ giống lúa lai mới, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết và mùa vụ vùng Bắc Trung bộ, gồm khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất trong các vụ Xuân và vụ Hè Thu.
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại đối với các tổ hợp lúa lai tham gia khảo nghiệm.
- Chọn ra những tổ hợp lúa lai thích hợp với điều kiện thời tiết vụ Xuân và Hè Thu vùng Bắc Trung bộ và phân tích chất lượng gạo.
2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho lúa lai trênvùng đất cát pha trồng lúa vùng Bắc Trung bộ, nhằm đạt năng suất và hiệu vùng đất cát pha trồng lúa vùng Bắc Trung bộ, nhằm đạt năng suất và hiệu quả tối đa
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gồm các thí nghiệm:
+ Nghiên cứu về phân bón cho lúa lai, gồm nghiên cứu mức phân bón thông thường và mức phân hữu cơ cao trên nền phân khoáng thâm canh.
+ Nghiên cứu về mật độ thích hợp cho các giống lúa lai triển vọng, bao gồm các nghiên cứu về mật độ thông thường; nghiên cứu về phương thức cấy cải tiến trong đó điều chỉnh khoảng cách hàng, từ đó thay đổi mật độ khóm/m2 như: cấy hàng rộng hàng hẹp, cấy hình tam giác, cấy ô vuông. Áp dụng trên nền thâm canh cao, hệ thống SRI điều kiển nước tưới tiết kiệm.
+ Nghiên cứu về thời vụ thích hợp cho các giống lúa lai mới, triển vọng ở vụ Xuân và Hè Thu.
+ Nghiên cứu so sánh giữa phương pháp gieo thẳng (gieo sạ) và cấy. - So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mức đầu tư phân bón và so sánh giữa lúa lai và lúa thuần.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại Bắc Trung bộ
- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra
Chọn điểm đại diện để nghiên cứu, trong đó sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập số liệu về hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung bộ như: đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA); đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA); phân tích điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - SWOT); và phương pháp phỏng vấn những người am hiểu sự việc (KIP - Key Informant Panel).
Thu thập số liệu chủ yếu dựa vào việc phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tượng điều tra. Hình thức phỏng vấn là trao đổi cởi mở và riêng rẽ với từng người để thu thập các thông tin đa dạng theo cách nhìn của các đối tượng được mời phỏng vấn.
Đối tượng được mời phỏng vấn gồm 5 nhóm như sau:
+ Nông dân trồng lúa lai: Bao gồm 50 người dân trồng lúa vùng Bắc Trung bộ, gồm cả nam và nữ, khác nhau về độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, bình quân ruộng đất, số lao động, v.v... Những nông dân này được chọn ở cả vùng đã có kinh nghiệm sản xuất lúa lai nhiều năm và vùng lúa lai mới được đưa vào.
+ Các nhà nghiên cứu lúa lai: Gồm 17 cán bộ nghiên cứu ở các Viện, Trường đại học, trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng và phân bón, v.v... Các cán bộ được phỏng vấn hiện đã và đang tham gia các đề tài trong chương trình nghiên cứu lúa lai Quốc gia và đã có thời gian kinh nghiệm từ 5 – 10 năm về lúa lai.
+ Các cán bộ khuyến nông: Gồm 30 cán bộ khuyến nông từ cấp cơ sở (xã, huyện) cho đến cấp tỉnh và trung ương. Hầu hết các cán bộ này đang trực tiếp tham gia vào việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa lai thương phẩm và sản xuất giống F1 cho nông dân. Một số khác là những cán bộ lãnh đạo cơ quan khuyến nông tỉnh và trung ương, đang chỉ đạo việc phát triển lúa lai ở địa phương.
+ Các cán bộ lãnh đạo các công ty giống cây trồng đóng trên địa bàn vùng Bắc Trung Bộ. Các công ty này ngoài việc kinh doanh giống lúa lai cung ứng cho nông dân, nhập nội từ Trung Quốc còn tổ chức sản xuất giống lai F1 trong nước với sự giúp đỡ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trường đại học và có sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Các nhà hoạch định chính sách: Gồm một số vị lãnh đạo ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Cục, Vụ chức năng đang tham gia chỉ đạo công tác phát triển lúa lai ở Việt Nam.
Bộ câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo riêng cho từng nhóm đối tượng phỏng vấn. Ngoài phần thông tin chung về người được phỏng vấn (như tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm về lúa lai, chức vụ, vị trí công tác) trong phần thông tin khác có những mục chính sau:
+ Câu hỏi đối với nông dân: Diện tích trồng lúa lai của gia đình, năng suất (so sánh với lúa thường), đầu tư về giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, nhân công, v.v...
+ Câu hỏi chung cho các đối tượng điều tra: Những khó khăn của nông dân đang gặp phải trong việc trồng lúa lai.
+ Đối với các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và cơ sở sản xuất giống lúa lai: Những khó khăn trong việc sản xuất giống lúa lai.
+ Đối với cán bộ khuyến nông: Những khó khăn trong việc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
+ Đối với cán bộ nghiên cứu: những khó khăn trong nghiên cứu lúa lai. + Những vấn đề cần giải quyết để mở rộng hơn nữa diện tích lúa lai tại địa phương.
+ Những đề nghị của người được phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, đào tạo huấn luyện, tổ chức và chế độ chính sách, v.v... nhằm phát triển hơn nữa diện tích lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ.
- Thu thập số liệu qua các cơ quan nghiên cứu và phát triển lúa lai ở trung ương và địa phương.
Nguồn tài liệu tập hợp từ các hội thảo trong nước và quốc tế về lúa lai, các luận án, luận văn, từ Internet, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước (Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng...), các cơ quan nghiên cứu và phát triển lúa lai (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai, các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp), các sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp, các công ty giống cây trồng v.v... đây là nguồn tư liệu quan trọng để phân tích, đánh giá và đề xuất những vấn đề được nêu lên trong nghiên cứu này.
- Thu thập thông tin về khí hậu thời tiết ở Bắc Trung bộ có ảnh hưởng đến cây lúa thông qua cơ sở dữ liệu của Trung tâm Khí tượng Quốc gia; Thu thập thông tin về điều kiện đất đai, kinh tế liên quan đến trồng lúa dựa trên các tài liệu như: Số liệu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2001):
Những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam; tài liệu của Bộ NN&PTNT (2005): Khoa học Công nghệ NN và PTNT 20 năm đổi mới tập 3 - Đất Phân bón.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Thông tin thu thập tại các nông hộ, số liệu kinh tế xã hội, khí hậu, đất đai,... được tổng hợp và xử lý trên máy tính, tính toán các tham số thống kê của mẫu điều tra.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai năng suất cao, phù hợp với khí hậu và đất đai vùng Bắc Trung bộ
- Các thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo Tiêu chuẩn ngành Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (10TCN558 - 2002). Thiết kế thí nghiệm theo: khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), phân ô chính ô phụ (Split Plot) và chia băng (Strip Plot) với 3 hoặc 4 lần nhắc.
+ Thí nghiệm 1: Quan sát tập đoàn lúa lai triển vọng vụ Xuân 2006
Gồm 20 tổ hợp lúa lai, bố trí kiểu tuần tự không lặp lại, 2 giống đối chứng Nhị ưu 838 và TH3-3 tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ trong điều kiện vụ Xuân 2006. Nền phân bón theo khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai cho 1ha như sau: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. Quan sát các đặc điểm nông sinh học chủ yếu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
+ Thí nghiệm 2: So sánh bộ giống lúa lai triển vọng vụ Xuân 2007
Gồm 5 giống Nhị ưu 838 (đ/c), Nhị ưu 725, Dưu 725, Khải phong 1 và HYT83. Thiết kế thí nghiệm kiểu Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), 1 nhân tố, 4 lần nhắc. Địa điểm tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ trong điều kiện vụ Xuân 2007. Nền phân bón theo khuyến cáo cho 1ha như sau: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. Theo dõi các đặc điểm nông sinh học chủ yếu, khả năng chống chịu sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
+ Thí nghiệm 3: So sánh bộ giống lúa lai triển vọng vụ Hè Thu 2007
(Tương tự như thí nghiệm 2)
+ Thí nghiệm 4: So sánh bộ giống lúa lai triển vọng vụ Xuân 2008