Nghiên cứu lúa la i3 dòng ,2 dòng và siêu cao sả nở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 32 - 34)

Theo Jiming Li và CS. (2009) [77] Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất đại trà từ năm 1976. Thành tựu nghiên cứu và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã nhận được giải thưởng đặc biệt về phát minh năm 1981. Năm 1976, diện tích gieo cấy lúa lai ở Trung Quốc mới là 133,3 ngàn ha, cho đến nay lúa lai đã phổ biến rộng rãi trong cả nước. Năm 2008, lúa lai chiếm 63,2% tổng diện tích lúa của Trung Quốc, tương ứng với 18,6 trong tổng số 29,4 triệu ha lúa. Những tỉnh gieo cấy lúa lai nhiều nhất là Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quảng Đông, Giang Tô, Giang Tây, Phúc Kiến, v.v.. Từ năm 1976 đến 2008 năng suất lúa lai vượt trội so với lúa thuần từ 17,0 – 53,2%, tương ứng với 30,8% cao hơn so với năng suất lúa bình quân.

Mặc dù việc phát triển lúa lai thương phẩm ở Trung Quốc bắt đầu từ đầu thập kỷ 70, nhưng những giống lúa lai lúc đó còn có nhiều nhược điểm “Ưu nhưng không sớm, sớm lại không ưu” nên khó mở rộng diện tích gieo cấy. Đầu thập kỷ 80 giống lúa lai Uỷ ưu 35, Uỷ ưu 49 phù hợp với sản xuất vụ Xuân ra đời thì diện tích gieo cấy lúa lai của Trung Quốc được mở rộng tương đối nhanh. Năm 1983, Bộ nông nghiệp, Chăn nuôi và nghề cá của Trung Quốc đã coi lúa lai là hạng mục trọng điểm về tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp để phát triển gieo cấy vụ Xuân. Vì thế diện tích gieo cấy lúa lai trong vụ Xuân mở rộng rất nhanh. Chủ trương mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai vụ Xuân là hướng quan trọng góp phần tăng sản lượng lúa của Trung Quốc. Đây cũng là trọng điểm phát triển nghề trồng lúa vùng hạ lưu sông Trường Giang. Trong

12 năm từ năm 1976 - 1987 diện tích lúa lai của Trung Quốc tổng cộng khoảng 66,7 triệu ha và đã đóng góp để tăng thêm sản lượng lúa hơn 50 triệu tấn thóc. Năng suất lúa lai trong vụ xuân đã tăng hơn so với lúa thuần từ 11,3 - 15 tạ/ha. Thực tế đã chứng tỏ rằng lúa lai có hiệu quả kinh tế cao. Lúa lai tỏ rõ khả năng thích ứng sinh thái rộng hơn lúa thường, có tính chống chịu cao với những điều kiện ngoại cảnh bất thuận, đặc biệt là khi áp dụng quy trình kỹ thuật hợp lý.

Theo báo cáo của Ma Guohui và Yuan L.P. tại Hội nghị lúa lai do FAO tổ chức tại Hà Nội 5/2002: tổng diện tích trồng lúa ở Trung Quốc đến năm 2002 là 30 triệu ha, năng suất bình quân 6,2 tấn/ha/vụ, trong đó, diện tích lúa lai chiếm 50% so với tổng diện tích lúa, năng suất bình quân riêng lúa lai là 6,9 tấn/ha/vụ, so với lúa thường năng suất bình quân là 5,4 tấn/ha/vụ, tăng hơn 1,5 tấn/ha trên diện rộng. Diện tích sản xuất hạt lai F1 là 0,14 triệu ha, năng suất trung bình là 2,5 tấn/ha. Diện tích lúa lai hai dòng ở Trung Quốc năm 2001 là 2,67 triệu ha, chiếm khoảng 17,2% tổng diện tích trồng lúa lai, năng suất tăng so với lúa lai ba dòng từ 5-10%, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh. (Ma Guohui và Yuan L.P, 2002)[87].

Qua hơn 30 năm nghiên cứu, dùng phương pháp lai xa huyết thống, lai xa địa lý sinh thái, Trung Quốc đã tạo được hơn 600 dòng vật liệu bất dục di truyền tế bào chất (A) và dòng duy trì (B) tương ứng, hơn 3000 dòng phục hồi để tạo ra nhiều tổ hợp lai trong đó có hơn 200 tổ hợp (hay giống lai) được gieo trồng phổ biến trong sản xuất. Những tổ hợp lai này có TGST khác nhau, kiểu hình khác nhau, kiểu hạt và chất lượng hạt khác nhau, mức độ cảm ôn, cảm quang, khả năng chống chịu sâu bệnh khác nhau, làm phong phú và đa dạng các giống lúa lai đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Ngoài hệ thống lúa lai 3 dòng vẫn đang giữ vai trò chủ lực trong sản xuất, Trung Quốc đã thành công đưa vào sản xuất lúa lai hệ 2 dòng. Năng suất

của các tổ hợp lai 2 dòng cao hơn lúa lai 3 dòng khoảng 5 - 10%. Diện tích lúa lai 2 dòng đạt 1,6 triệu ha năm 2000 và trên 2,6 triệu ha năm 2001. Chọn tạo các giống lai chín sớm có tiềm năng suất cao và chất lượng hạt tốt theo phương pháp 2 dòng về cơ bản đã thành công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 32 - 34)