Sản xuất lúa lai thương phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 52 - 55)

Việt Nam từ một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới từ năm 1989. Đến năm

2004, Việt Nam xuất khẩu 4 triệu tấn gạo và đứng thứ 2 sau Thái Lan, năm 2010 Việt Nam xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo, và năm 2012 đạt 7,7 triệu tấn gạo (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011, 2012)[8], [9]. Thành tựu trên là nhờ phần đóng góp không nhỏ của công tác nghiên cứu và sản xuất lúa lai trong nước những năm qua.

Mở rộng diện tích lúa lai thương phẩm góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa. Năm 1991, nước ta gieo trồng thử nghiệm một số giống lúa lai do Trung Quốc lai tạo thu được năng suất cao vượt trội nên lúa lai chính thức tham gia vào cơ cấu giống lúa trong cả vụ Xuân và vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc. Diện tích lúa lai thương phẩm từ 102,8 nghìn ha (1996) đã tăng lên 605,642 nghìn ha (2010), gấp 5,96 lần. Sản lượng từ 0,63 triệu tấn (1996) tăng lên 4,03 triệu tấn (2010), gấp 6,4 lần. Diện tích lúa lai trong cơ cấu giống từ 1,52% năm 1996, lên 8,16% năm 2010. Năng suất lúa lai trong các năm đều cao hơn năng suất lúa trung bình rất rõ từ 23,12 - 66,39%. Sản lượng lúa lai liên tục tăng, năm 2000 là 2,2 triệu tấn, đến năm 2010 đã là trên 4 triệu tấn. Sản lượng tăng là do trong quá trình mở rộng diện tích, năng suất lúa lai luôn giữ ổn định (65,5 tạ/ha năm 2010 so với 61,4 tạ/ha năm 1996 và 64,4 tạ/ha năm 2000). Sự tham gia của các giống lúa lai vào cơ cấu giống lúa đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở các tỉnh phía Bắc và đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhiều tỉnh nông nghiệp (Dẫn theo Nguyễn Thị Trâm, 2011)[48].

Về địa bàn phát triển, ngoài 31 tỉnh phía Bắc, lúa lai đến nay đã được mở rộng ra các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích lúa lai cả nước chiếm 12,4% trong tổng diện tích gieo cấy. Nếu tính tỷ lệ diện tích lúa lai so với tổng diện tích lúa thì Bắc Trung bộ có tỷ lệ diện tích lúa lai cao nhất (41%). Vụ Đông Xuân 2010 cả nước gieo cấy 376.668 ha lúa lai trong đó Bắc Trung bộ luôn dẫn đầu

(138.862 ha, chiếm 36,27% so với cả nước), tiếp đến là các tỉnh vùng ĐBSH và khu vực miền núi phía Bắc. Các tỉnh khu vực phía Nam tuy tỷ lệ diện tích so với cả nước còn thấp nhưng vẫn đang tăng dần (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Diện tích lúa lai thương phẩm vụ Đông Xuân 2009 – 2010 phân chia theo vùng miền.

TT Vùng Diện tích lúa (ha) Lúa lai (ha) Tỷ lệ diện tích lúa lai so với lúa (%) Tỷ lệ tính riêng lúa lai (%)

1 Miền núi phía Bắc 255.170 91.544 35,9 23,91

2 ĐB Sông Hồng 549.744 127.261 23,1 33,24 3 Bắc Trung bộ 338.733 138.862 41,0 36,27 4 Nam Trung bộ 172.321 14.600 8,5 3,81 5 Tây Nguyên 72.288 4.401 6,1 1,15 6 ĐBSCL 1.539.636 6.000 0,4 1,57 7 Đông Nam bộ 106.305 153 0,1 0,04 Cả nước 3.034.197 376.668 12,4 100

Nguồn: Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010.

Song song với việc phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1, chương trình phát triển lúa lai thương phẩm cũng được mở rộng. Đến nay phong trào đã phát triển ở 39 tỉnh, thành phố, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha/vụ, cá biệt có những nơi đạt trên 90 tạ/ha/vụ. Việc phát triển lúa lai thương phẩm đã thành chủ trương, chính sách của Bộ Nông nghiệp & PTNT và các địa phương. Trong những năm gần đây diện tích gieo cấy lúa lai thương phẩm đạt từ 530 – 630 ngàn ha, năng suất bình quân tăng so với lúa thuần 10 – 15 tạ/ha, cao hơn lúa thuần từ 15-20% (Nguyễn Trí Hoàn, 2007; Trà My, 2007)[24], [33].

Tại hội nghị tổng kết về lúa lai 10 năm qua, các nhà khoa học và các nhà quản lý đều đánh giá phát triển lúa lai là định hướng đúng, không chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao năng suất và sản lượng lúa, nhằm bảo đảm

an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển lúa lai ở Việt Nam trong thời gian qua, nhưng mức độ phát triển lúa lai không đồng đều ở các vùng sinh thái và ngay trong cùng một vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 52 - 55)