Phương pháp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 76)

cho lúa lai

+ Thí nghiệm 9: Nghiên cứu mật độ cấy vụ Xuân 2007

Thí nghiệm 2 nhân tố thiết kế kiểu RCB, trên 3 giống lúa Nhị ưu 725, Dưu 725 và Nhị ưu 838, với 4 mật độ cấy như sau:

Mật độ 1 (M1) là 35 khóm/m2 Mật độ 2 (M2) là 45 khóm/m2

Mật độ 3 (M3) là 55 khóm/m2 Mật độ 4 M4 là 65 khóm/m2

Địa điểm tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ trong điều kiện vụ Xuân 2007. Nền phân bón theo khuyến cáo cho 1ha như sau: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.

+ Thí nghiệm 10: Nghiên cứu mật độ cấy vụ Hè Thu 2007

Thiết kế, bố trí thí nghiệm, số giống, địa điểm, công thức tương tự Thí nghiệm 9

+ Thí nghiệm 11: Nghiên cứu mật độ cấy cải tiến ở nền thâm canh cao vụ Xuân 2007

Các thí nghiệm về phương thức cấy cải tiến được tiến hành trên đất hai vụ lúa, tại khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Áp dụng liều lượng, phương pháp bón phân và kỹ thuật cấy của Trung Quốc tại Nam Định (Kết luận về thâm canh lúa đạt năng suất tối đa tại Việt Nam năm 2003 - 2004). Áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước SRI theo nghiên cứu của Bùi Văn Hùng (2006) [26] tại Nghệ An.

Thí nghiệm 2 nhân tố: 5 giống lúa và 3 mật độ. Các giống lúa có tên là TBR1, Khải phong 1, Dưu 725, HYT83 và Nhị ưu 725. Thí nghiệm được bố trí ô lớn, không lặp lại mỗi giống một công thức. Diện tích cho mỗi biện pháp kỹ thuật là 600m2, tổng diện tích cho cả mô hình là 1800 m2 (5 giống x 120m2/ giống và phương pháp x 3 phương pháp). Thời vụ thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2007, gieo ngày 07/01/2007 và ngày cấy các giống từ 9-10/02/2007. Cụ thể 3 phương thức cấy cải tiến được mô tả như sau:

- Phương pháp I: Cấy hàng rộng hàng hẹp, mật độ thông thường. Đất thí nghiệm được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, san phẳng, chia ruộng thí nghiệm thành băng rộng 3m, xung quanh tạo rãnh để tưới và tiêu nước. Cấy mạ non, mạ đạt 3 lá, tương đương tuổi mạ từ 10 – 13 ngày vụ Hè Thu, vụ Xuân tùy

thuộc vào thời tiết. Mật độ cấy lúa thuần 50 khóm/m2, lúa lai 45 khóm/m2, mỗi khóm 2 – 3 dảnh, cấy thẳng hàng theo hướng Đông – Tây, hàng cách hàng 20 cm.

Lượng phân bón cho 1 hecta như sau:

Đối với lúa thuần là 20 tấn phân chuồng + 195N+120 P2O5+150 K2O. Đối với lúa lai là 20 tấn phân chuồng + 230N+140 P2O5+180 K2O. Trường hợp lượng phân chuồng không đủ có thể thay thế 1tấn phân chuồng = 1 tạ phân hữu cơ sinh học (Phân hữu cơ sinh học Sông Gianh)

Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% lượng phân đạm, bón rải mặt trước khi cấy 1 ngày. Bón thúc đợt 1 (Thúc đẻ nhánh) với 40% phân đạm và 50% phân Kali. Bón thúc đợt 2 (Thúc đòng) bón hết 10% phân đạm và 50% phân Kali còn lại.

Điều tiết nước: Sau khi cấy xong giữ nước ở mức 2 cm, khi lúa đẻ nhánh tối đa, đạt 400 – 500 dảnh/ m2 (có 8 – 9 lá) rút kiệt nước trong thời gian 3 ngày, sau đó giữ mức nước 1-2 cm.

- Phương pháp II: Cấy tam giác (Còn gọi là zic zắc hoặc nanh sấu), mật độ 60 khóm/m2. Làm đất và tuổi mạ tương tự phương pháp I. Mật độ cấy 20 cụm/m2, mỗi cụm 3 khóm theo hình tam giác đều (mỗi cạnh tam giác 8 cm), mỗi khóm 2 – 3 dảnh. Như vậy mỗi m2 đạt 120 – 130 dảnh lúa. Hàng cách hàng 25 cm, cụm cách cụm 20 cm, các cụm lúa được bố trí theo hàng zic zắc. Lượng phân bón cho 1 hecta và phương pháp bón tương tự như phương pháp I, cấy hàng rộng hàng hẹp.

Điều tiết nước:Sau khi cấy xong giữ nước ở mức 2 cm, khi lúa đạt 400 – 450 dảnh/ m2 (lúa có 8 – 9 lá) thì rút nước triệt để, từ 10 – 15 ngày nhằm tạo điều kiện cho rễ lúa ăn sâu vào đất, tăng khả năng chống đổ và hút dinh dưỡng, hạn chế vươn lóng, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Từ giai đoạn đứng cái

(bắt đầu phân hóa đòng) đến giai đoạn chín sữa giữ nước mức 1-2 cm sau đó tháo khô ruộng.

- Phương pháp III: Cấy ô vuông, mật độ 16 khóm/m2. Làm đất và tuổi mạ tương tự phương pháp I và II. Mật độ cấy 16 khóm/m2 (25 cm x 25 cm). Các khóm lúa được cấy theo ô vuông. Lượng phân bón cho 1 hecta và phương pháp bón tương tự như phương pháp I hoặc II.

Điều tiết nước: Sau khi cấy và trong suốt 2 tháng đầu không tưới ngập ruộng mà chỉ duy trì ẩm độ đất bão hoà, từ giai đoạn đứng cái đến giai đoạn chín sữa tưới ngập 1 – 2 cm sau đó tháo khô ruộng.

+ Thí nghiệm 12: Nghiên cứu về phân bón cho lúa vụ Xuân 2007

Vụ Xuân 2007, các thí nghiệm mức phân đạm đã được tiến hành nhằm xác định liều lượng phân bón thích hợp cho các giống lúa lai triển vọng. Để đánh giá khả năng thâm canh của các giống, dựa trên khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai xây dựng công thức phân bón tại Bắc Trung bộ, trên nền phân chuồng là 10 tấn, gồm các công thức sau:

Công thức 1 (P1): 80N + 90 P2O5 + 90 K2O Công thức 2 (P2): 100N + 90 P2O5 + 90 K2O Công thức 3 (P3): 120N + 90 P2O5 + 90 K2O Công thức 4 (P4): 140N + 90 P2O5 + 90 K2O

Các giống lúa tham gia thí nghiệm gồm: Nhị ưu 725, Dưu 725 và Nhị ưu 838. Địa điểm nghiên cứu tại Khu ruộng thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu chia ô lớn ô nhỏ (Split - Plot) với 4 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 20m2. Ngày gieo ở vụ Xuân là 07/01/2007, ngày cấy là 07/02/2007. Mật độ cấy là 45 khóm/m2.

+ Thí nghiệm 13: Nghiên cứu về phân bón cho lúa lai vụ Hè Thu 2007

Thí nghiệm thiết kế tương tự vụ Xuân 2007. Số giống tham gia thí nghiệm và số công thức phân bón tương tự Thí nghiệm 12.

Ngày gieo vụ Hè Thu là 30/05/2007; Ngày cấy là 20/06/2007. Mật độ cấy là 45 khóm/m2.

+ Thí nghiệm 14: Nghiên cứu về phân bón cho lúa lai vụ Xuân 2008

Thí nghiệm vụ Xuân 2008 thiết kế tương tự vụ Xuân 2007. Số giống tham gia thí nghiệm và số công thức phân bón tương tự Thí nghiệm 12. Gieo ngày 15/01/2008; ngày cấy là 17/02/2008 (Tuổi mạ 35 ngày – do ảnh hưởng của rét đậm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thí nghiệm 15: Nghiên cứu về phân bón cho lúa lai vụ Hè Thu 2009

Thí nghiệm trên 3 giống lúa lai: Thiên ưu 128, Thiên ưu 998 và Nhị ưu 838 làm đối chứng. Gồm 4 công thức phân bón NPK, trên nền phân chuồng là 10 tấn, gồm các công thức sau:

Công thức 1 (P1): 80N + 90 P2O5 + 90 K2O Công thức 2 (P2): 100N + 90 P2O5 + 90 K2O Công thức 3 (P3): 120N + 90 P2O5 + 90 K2O Công thức 4 (P4): 140N + 90 P2O5 + 90 K2O

Địa điểm nghiên cứu tại khu ruộng thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Thí nghiệm được thiết kế kiểu chia ô lớn ô nhỏ (Split - Plot), với 4 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 20m2. Ngày gieo vụ Hè Thu là 25/5/2009; ngày cấy là 16/6/2009. Mật độ cấy là 45 khóm/m2.

+ Thí nghiệm 16: Xác định mức phân hữu cơ thâm canh cao cho lúa nhằm đạt năng suất và hiệu quả tối đa, vụ Xuân 2007.

Thí nghiệm tiến hành tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ vụ Xuân 2007, được thiết kế kiểu ô lớn ô nhỏ (Split - Plot) với 4 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 20m2. Sử dụng 7 giống lúa, trong đó có 2 giống lúa thuần (Khang dân 18 và TBR1) và 5 giống lúa lai (Nhị ưu 838, Khải Phong 1, Nhị ưu 725, Dưu 725 và HYT83).

Ngày gieo là 07/01/2007; ngày cấy là 07/02/2007. Mật độ cấy là 50 khóm/m2 với lúa thuần và 45 khóm/m2 với lúa lai.

Đất trồng lúa nơi làm thí nghiệm thuộc loại đất cát pha nghèo dinh dưỡng, phân bón dễ bị rửa trôi, do đó phương pháp bón phân phải chia làm nhiều đợt,... đặc biệt là cần lượng hữu cơ, phân chuồng nhiều để tăng khả năng giữ phân, giữ ẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Căn cứ vào khuyến cáo, đề tài sử dụng 3 nền phân bón ký hiệu là (P1, P2, P3) trong đó thay đổi về lượng phân chuồng cho 1 hecta như sau:

P1: 170N + 85 P2O5 + 130K2O + 10 tấn phân chuồng (đối chứng); P2: 170N + 85 P2O5 + 130K2O + 15 tấn phân chuồng;

P 3: 170N + 85 P2O5 + 130K2O + 20 tấn phân chuồng.

Trường hợp lượng phân chuồng không đủ có thể thay thế 1tấn phân chuồng = 1 tạ phân hữu cơ sinh học.

Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và 50% lượng phân đạm; Bón thúc đợt 1 (thúc đẻ nhánh) với 40% phân đạm và 50% phân kali; Bón thúc đợt 2 (thúc đòng) 10% phân đạm, 50% phân kali.

+ Thí nghiệm 17: Xác định mức phân hữu cơ thâm canh cao cho lúa nhằm đạt năng suất và hiệu quả tối đa, vụ Xuân 2008.

Vụ Xuân 2008, số giống tham gia giảm có 5 giống gồm: Khải Phong 1, Nhị ưu 725, D ưu 725, Khang dân 18 và TBR1. Thí nghiệm phân hữu cơ thâm canh cao vụ Xuân 2008, phương pháp tiến hành tương tự như vụ Xuân 2007. Sử dụng 3 nền phân bón ký hiệu là (P1, P2, P3) trong đó thay đổi về lượng phân chuồng cho 1 hecta như sau:

P1: 170N + 85 P2O5 + 130K2O + 10 tấn phân chuồng (đối chứng); P2: 170N + 85 P2O5 + 130K2O + 15 tấn phân chuồng;

+ Thí nghiệm 18: Xác định mức phân hữu cơ thâm canh cao cho lúa nhằm đạt năng suất và hiệu quả tối đa, vụ Hè Thu 2008.

Vụ Hè Thu sử dụng 4 giống lúa, trong đó có 1 giống lúa thuần (Khang dân 18) và 3 giống lúa lai (Khải phong 1, Nhị ưu 725 và Dưu 725).

Địa điểm, thiết kế, bố trí thí nghiệm, mức phân tương tự vụ Xuân 2007 (Thí nghiệm 16). Ngày gieo là 30/05/2008; ngày cấy là 19/06/2008.

+ Thí nghiệm 19: Nghiên cứu thời vụ thích hợp vụ Xuân 2007.

Thí nghiệm thiết kế kiểu RCB, 2 nhân tố, 4 lần nhắc. Các giống thí nghiệm gồm: Nhị ưu 725, Dưu 725 và Nhị ưu 838 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí 4 thời vụ, mỗi thời vụ cách nhau 10 ngày, tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, trên chân đất vàn cao, loại đất cát pha, các công thức cụ thể như sau:

Thời vụ 1: Gieo ngày 7 tháng 1; cấy ngày 5 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày) Thời vụ 2: Gieo ngày 17 tháng 1; cấy ngày 15 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày) Thời vụ 3: Gieo ngày 27 tháng 1; cấy ngày 25 tháng 2 (tuổi mạ 30 ngày) Thời vụ 4: Gieo ngày 6 tháng 2; cấy ngày 7 tháng 3 (tuổi mạ 30 ngày)

+ Thí nghiệm 20: Nghiên cứu thời vụ thích hợp vụ Xuân 2009.

Thiết kế thí nghiệm tương tự thí nghiệm thời vụ vụ Xuân 2007 (Thí nghiệm 19).

+ Thí nghiệm 21: Nghiên cứu thời vụ thích hợp vụ Hè Thu 2009.

Mỗi thời vụ cách nhau 7 ngày, tuổi mạ 21 ngày, cụ thể như sau:

Thời vụ 1: gieo ngày 25 tháng 5; cấy ngày 16 tháng 6 (Tuổi mạ 21 ngày) Thời vụ 2: gieo ngày 2 tháng 6; cấy ngày 23 tháng 6 (Tuổi mạ 21 ngày) Thời vụ 3: gieo ngày 10 tháng 6; cấy ngày 1 tháng 7 (Tuổi mạ 21 ngày) Bộ giống lúa tham gia gồm: Bác ưu 527, Thiên ưu 998, Thiên ưu 128, HYT102 và giống Khang dân 18 (KD18).

Thí nghiệm thiết kế kiểu RCB, 2 nhân tố, 4 lần nhắc, tại Khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ.

+ Thí nghiệm 22: So sánh giữa 2 phương pháp gieo thẳng và cấy.

Mô hình các giống tham gia gồm: HYT102, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998, tại khu thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, vụ Hè Thu 2009. Thí nghiệm bố trí ô lớn, diện tích ô 300m2/giống, không nhắc lại. Theo dõi đo đếm các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất có nhắc lại để tính thống kê.

Lượng giống sử dụng phương thức gieo sạ hàng: 50 kg /ha Lượng giống sử dụng phương thức cấy mạ dược: 30 kg/ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian gieo ngày 5 tháng 6, áp dụng cho cả 2 phương thức. Đối với phương thức cấy ngày 20 tháng 6.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá:

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại theo tiêu chuẩn ngành 10TCN340-98 và 10TCN558 - 2002.

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển: ngày gieo, ngày cấy, đẻ nhánh tối đa, ngày bắt đầu trỗ, trỗ 50%, 100% và chín.

Các chỉ tiêu theo dõi (theo Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn nguồn gen cây lúa, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế –IRRI 1996)[27].

+ Thời gian sinh trưởng:

- Từ gieo đến bắt đầu trỗ (15% ) - Từ gieo đến trỗ ( 50%)

- Từ gieo đến kết thúc trỗ

- Từ gieo đến chín (từ gieo đến kết thúc trỗ + 30 ngày) + Số nhánh đẻ: Đếm tổng số nhánh hiện có /khóm

+ Sức đẻ nhánh (hệ số đẻ nhánh) = số dảnh cao nhất /số dảnh cấy

+ Hệ số đẻ nhánh có ích (hữu hiệu %) = Số dảnh thành bông (có trên 10 hạt) / số dảnh cao nhất x 100

+ Tổng số hoa/m2

+ Chiều dài bông: Đo thực tế chiều dài từ cổ đến đỉnh bông + Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến bông cao nhất (không kể râu) + Khả năng chống đổ

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, gồm: - Số bông /m2

- Số hạt chắc / bông - Tỷ lệ lép (%)

- Khối lượng 1000 hạt (gam)

- Từ đó năng suất kinh tế lý thuyết sẽ được xác định theo công thức sau: Y= A x B x C x 10-4

Trong đó: Y: là năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) A: số bông/m2

B: hạt chắc/bông

C: khối lượng 1000 hạt (gam)

- Năng suất tiềm năng: NSTN (tấn/ha) = (số hoa/m2 x P 1000 hạt x 10-5) (Theo Murata, 1969; Yoshida, 1972).

- Năng suất sinh vật là tổng sinh khối bao gồm thân, lá, rơm và hạt. - Hệ số kinh tế (HI): được tính bằng công thức sau:

HI = Năng suất thực thu (g/m2)/ năng suất sinh vật (g/m2)

- Năng suất thực thu: NSTT (tấn/ha) = Thu hoạch mỗi ô 5 m2 và quy ra tấn/ha.

+ Một số sâu bệnh hại chính (Đánh giá theo thang điểm của IRRI).

+ Động thái đẻ nhánh của các giống lúa: Sau khi cấy, định vị 10 khóm/ ô thí nghiệm để đếm số dảnh định kỳ 7 ngày một lần trên cơ sở đó để xác định động thái đẻ nhánh, số dảnh tối đa và dảnh hữu hiệu của các giống lúa.

+ Diện tích lá ở các thời kỳ trỗ 50% và thu hoạch được xác định bằng máy đo tự động ở các thời kỳ: trỗ 50% và chín.

- Mức chi phí tư vật tư, dịch vụ

- Chi phí công: so sánh tiêu tốn số công lao động ở các khâu kỹ thuật giữa các phương pháp (công làm mạ, công cấy, công làm cỏ, bón phân,…).

+ Phân tích chất lượng gạo theo TCVN1643-1992 và 10TCN425- 2000. - Đánh giá tỷ lệ gạo nguyên = khối lượng gạo xát – khối lượng gạo xát bị vỡ x 100 (gạo nguyên: chiều dài ≥ 9/10 chiều dài trung bình hạt gạo) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ trắng: Đo sau khi xát trắng và được phân loại như sau: độ trắng tốt > 40%, độ trắng trung bình 35-40%, độ trắng thấp <35%.

- Phân loại độ trắng bạc:

Hơi bạc: <1,0 Bạc trung bình: 1,0 – 1,5 Bạc: 1,6 – 2,0 Rất bạc: > 2,0

+ Phân tích thống kê theo Gomez K. and Gomez A.A (1984)[71], + Bố trí thí nghiệm theo Phạm Chí Thành (1986)[46]

+ Số liệu thí nghiệm được xử lý trên máy tính bằng chương trình mẫu thống kê IRRISTAT5 và EXCEL.

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại các tỉnh Bắc Trung bộ

3.1.1. Cơ cấu diện tích, mùa vụ sản xuất lúa và lúa lai tại 6 tỉnh BắcTrung bộ Trung bộ

+ Sản xuất lúa ở Thanh Hóa: Tỉnh Thanh Hóa trung bình hàng năm có khoảng 254 nghìn ha gieo cấy lúa. Năm 2010 mặc dù diện tích chuyên canh lúa không tăng nhưng năng suất lúa trung bình đạt 56,4 tạ/ha, sản lượng lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng bắc trung bộ (Trang 76)