Ảnh hởng của nhịp tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong việc đánh giá các tổn thương của động mạch vành (Trang 138 - 139)

Trong quá trình chụp ĐMV bằng phơng pháp chụp MSCT 64 dãy chúng tôi nhận thấy khi nhịp tim dới 65 chu kỳ/phút và đặc biệt là dới 60 chu kỳ/phút thì không có nhiễu ảnh trong quá trình hậu xử lí hình ảnh. Lúc này thì độ phân giải theo thời gian mới thích hợp để thu nhận số liệu hình ảnh. Muốn ghi nhận đợc hình ảnh tim mạch luôn chuyển động thì thời gian đạt đợc hình ảnh phải nhanh hơn tốc độ chuyển động của vật đó, ở đây chính là tần số tim.

Trong quá trình chụp chúng tôi thấy rằng khi tần số tim dới 60 chu kỳ/phút độ nhạy 96,9%; giá trị dự đoán âm tính 75% và độ chính xác 94,4%. Có một sự suy giảm đáng kể tính chính xác ở mức tần số tim trên 70 chu kỳ/phút với độ nhạy giảm còn 81%, giá trị dự đoán âm tính 42,9% và độ chính

xác 83,3%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Điều này đợc lý giải là có thể do không có sự chênh lệch đáng kể về nhịp tim trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi vì đã đợc sử dụng thuốc chẹn β giao cảm 1h trớc chụp và chúng tôi đã loại trừ không đa vào nghiên cứu bệnh nhân có nhịp tim nhanh trên 70 chu kỳ/phút.

Nghiên cứu của Gilbert [51] trên 70 bệnh nhân dự kiến chụp ĐMV chọn lọc, rung nhĩ và nhịp tim nhanh là tiêu chuẩn loại trừ. Kết quả chụp MSCT động mạch vành cho thấy khi nhịp tim <70 chu kỳ/phút, độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 95%, giá trị dự đoán dơng tính 97% và giá trị dự đoán âm tính 95%. Giá trị chẩn đoán của phơng pháp chụp MSCT 64 dãy ĐMV giảm đáng kể ở bệnh nhân có nhịp tim nhanh trên 70 chu kỳ/phút với độ nhạy 88%, độ đặc hiệu 71%, giá trị dự đoán dơng tính 78% và giá trị dự đoán âm tính 83%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong việc đánh giá các tổn thương của động mạch vành (Trang 138 - 139)