Về hệ thống pháp luật liên quan đến lập dự toán Ngân sách Nhà nước và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 86 - 88)

- xã hi ộ

2.1.2.2.Về hệ thống pháp luật liên quan đến lập dự toán Ngân sách Nhà nước và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ

Nhà nước và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ở Việt Nam, lập dự toán ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hệ thống pháp luật ngân sách Nhà nước bao gồm: Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, và hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn như Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Thông tư số 59/2003/TT-BTC, Thông tư số 60/2003/TT- BTC,… cùng hệ thống luật pháp khác hỗ trợ như hệ thống thuế, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư,… Hàng năm, vào cuối tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc xây dựng KH phát triển KTXH và dự toán NSNN, căn cứ vào hệ thống luật pháp hiện hành và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ra thông tư hướng dẫn về lập dự toán NSNN cho năm sau, đến lượt mình Sở Tài chính có công văn hướng dẫn việc lập NSNN tại địa phương trên cơ sở cụ thể hoá văn bản của Trung ương. Nội dung hướng dẫn của thông tư này chủ yếu là đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán Ngân sách năm Báo cáo, nêu các chính sách thu chi năm kế hoạch, và các mẫu biểu, căn cứ để

hướng dẫn lập dự toán chưa thực sự gắn với nội dung của bản Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những tiêu thức, phương pháp quan trọng trong lập dự toán đó là phải thiết kế, ban hành được các định mức phân bổ, Chính phủ đã ban hành các nghị định quan trọng giúp cơ quan lập dự toán có thể thông báo, chia “Bánh ngân sách” theo hai phần là chi đầu tư và chi thường xuyên. Để đảm bảo công bằng, hiệu quả, ổn định trong lập và thực hiện dự toán Ngân sách giai đoạn 2006 - 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 210/2006/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, và Quyết định số 151/2006/QĐ-TTG ngày 29/6/2006 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2007. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng vốn NSNN giai đoạn 2011 - 2015, và Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2011. Đồng thời, Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan, UBND cấp tỉnh ban hành hàng loạt các văn bản liên quan hướng dẫn cụ thể mức chi cho các nội dung chi tiêu được lập dự toán;

Lập KH phát triển KTXH chủ yếu dựa trên các văn bản pháp quy dưới luật, tính pháp lý yếu hơn so với lập dự toán NSNN. Hiện ở Việt Nam chưa có luật kế hoạch hướng dẫn trực tiếp việc lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mà chỉ dựa vào các văn bản khác liên quan quy định khuôn khổ cho hoạt động lập KH phát triển KTXH của các cấp, các ngành. Văn bản cơ sở là Hiến pháp năm 1992, trong đó qui định chung về nhiệm vụ của cơ quan nhà nước các cấp, Luật Tổ chức chính phủ (2002) qui định về nhiệm vụ của chính quyền Trung ương (từ điều 14 đến 19), Luật Tổ chức HĐND và UBND (2003) qui định nhiệm vụ của chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã)...

Sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng KH phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau, Bộ KH&ĐT ban hành thông tư

hướng dẫn việc xây dựng KH phát triển KTXH, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN, Sở KH&ĐT soạn thảo công văn hướng dẫn việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trên cơ sở cụ thể hoá văn bản của Bộ KH&ĐT. Những văn bản này thường bao gồm một nội dung được xem như mẫu bản KH phát triển KTXH hàng năm, trong đó cung cấp các thông tin cơ bản nhất về tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và định hướng phát triển KTXH cho năm sau. Vì thế, KH phát triển KTXH của các tỉnh (và thậm chí xuống đến cấp huyện) đều dựa theo khung mẫu này để xây dựng kế hoạch cho mình. Những bất cập trong cách lập KH phát triển KTXH ở cấp Trung ương do đó tiếp tục lặp lại ở địa phương với mức độ lớn hơn, vì năng lực và thông tin mà địa phương có được trong khi xây dựng bản kế hoạch của mình thường hạn chế hơn so với cấp Trung ương.

Như vậy, về khuôn khổ pháp lý hướng dẫn lập dự toán NSNN đã có hệ thống văn bản pháp quy trực tiếp và rõ ràng, có cơ sở pháp lý vững chắc dưới dạng Luật, nhưng cơ sở pháp lý để lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự rõ ràng, còn phải vận dụng ở nhiều văn bản pháp quy có tính gián tiếp khác. Từ đó cho ta thấy việc gắn kết lập dự toán NSNN với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua là khó khăn đứng trên giác độ pháp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 86 - 88)