c đi bn a ph ng th pd toán NSNN
1.3.2.3. Cải cách hành chính là điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với lập KH phát triển KTXH
cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với lập KH phát triển KTXH
Cải cách hành chính là điều kiện cơ bản để thực hiện cơ chế gắn kết giữa KH phát triển KTXH và lập dự toán NSNN, mà đặc biệt là trong trung hạn, bởi lẽ cơ chế đó là do Nhà nước tạo ra, một Nhà nước yếu kếm về năng lực điều hành, hoạt động không hiệu quả thì không thể tạo ra và cũng không thể tổ chức thực hiện một cơ chế gắn kết một cách có kết quả.
Cho tới nay đã từng tồn tại hai mô hình quản lý hành chính của các nước trên thế giới gồm: mô hình hành chính quan liêu truyền thống, mô hình quản lý công mới.
Theo Webber [54] mô hình hành chính quan liêu, truyền thống có các nguyên tắc cơ bản sau đây: (1) các lĩnh vực quản lý được phân chia cố định và điều hành theo mệnh lệnh, (2) hệ thống quản lý được tổ chức dưới dạng thứ bậc theo trật tự đã định ít có mối liên kết với nhau, (3) các hoạt động được quản lý bởi các cơ quan với hồ sơ giấy tờ riêng, (4) công chức được đào tạo theo chuyên môn chuyên sâu, (5) cán bộ công chức làm việc có tính chất
chuyên nghiệp cả đời, (6) quản lý theo nguyên tắc, luật lệ đã quy định cứng từ trước. Trong mô hình hành chính này, quá trình lập dự toán NSNN và lập KH phát triển KTXH, đặc biệt là trong trung hạn, khó có thể thực hiện được sự gắn kết bởi lẽ để thực hiện được sự gắn kết đòi hỏi đội ngũ làm công tác lập dự toán NSNN cũng như dự thảo KH phát triển KTXH không chỉ có kiến thức sâu về lĩnh vực mà mình quản lý mà còn phải có sự am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành khác, linh hoạt sáng tạo. Hơn nữa, trong mô hình hành chính này hệ thống quản lý được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, ít có mối liên hệ trong quá trình hoạt động, do đó khó thực hiện được cơ chế gắn kết.
Ngược lại, trong mô hình quản lý công mới [31], Nhà nước tập trung vào quản lý, tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động và hiệu quả theo kết quả đầu ra; tổ chức hành chính thành các cơ quan có quan hệ với nhau dựa trên cơ sở tiêu dùng - chi trả, sử dụng các cơ chế giống như thị trường và ký hợp đồng với bên ngoài, thúc đẩy cạnh tranh, giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ công, nhấn mạnh tới mục tiêu đầu ra - kết quả và hiệu quả.
Xu hướng chung có tính phổ biến hiện nay của các nước trên thế giới là chuyển sang mô hình quản lý công mới từ bỏ mô hình hành chính quan liêu truyền thống.
Chuyển đổi mô hình hành chính quan liêu sang mô hình quản lý công mới thể hiện sự thay đổi trong triết lý quản lý, chuyển đổi từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ” lấy lợi ích xã hội làm trọng tâm làm cho hoạt động của Nhà nước ngày càng hiệu quả.
Ở Việt Nam, sau khi chuyển mô hình quản lý kinh tế theo KHH tập trung sang mô hình quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhận thấy mô hình hành chính quan liêu truyền thống không còn thích hợp đã từng bước thực hiện công cuộc cải cách hành chính hướng tới mô hình quản lý công mới nhằm làm cho hoạt động của Nhà nước ngày càng hiệu quả hơn.
Công cuộc cải cách hành chính công của Việt Nam được thực hiện trên bốn trụ cột: (i) Cải cách thể chế; (ii) Đổi mới cơ cấu bộ máy nhà nước; (iii) Đổi mới và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức; (iv) Cải cách tài chính công.
Có thể nói cải cách hành chính là tiền đề và động lực thúc đẩy cải cách phát triển kinh tế - xã hội, nhờ tiến hành công cuộc cải cách hành chính mà hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và thể chế về tổ chức hoạt động của nền hành chính Nhà nước đã từng bước hoàn thiện và đồng bộ hơn, phù hợp với nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Hệ thống thủ tục từng bước được cải cách theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả giải quyết các công việc của cơ quan công quyền Nhà nước trong các mối quan hệ. Đi đôi với việc phân cấp, phân quyền cải cách hành chính cũng làm cho hoạt động của các cơ quan công quyền có sự gắn kết hơn. Đội ngũ cán bộ công chức của Nhà nước được nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, tận tụy với công việc hơn.
Với những kết quả của công cuộc cải cách hành chính mà điểm nhấn là cải cách tài chính công đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới công tác lập dự toán NSNN và công tác xây dựng KH phát triển KTXH, đồng thời trên cơ sở đó tạo ra sự gắn kết tốt hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch và lập dự toán NSNN.