Công cụ kế toán, kiểm toán, thống kê, phân tích và dự báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 69 - 73)

c đi bn a ph ng th pd toán NSNN

1.3.3.2.Công cụ kế toán, kiểm toán, thống kê, phân tích và dự báo

Trên giác độ gắn kết giữa lập dự toán NSNN với KH phát triển KTXH, chức năng cơ bản của các công cụ này là cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác, đa dạng, tổng thể,… về quá khứ, hiện tại và tương lai của quá trình hoạt động thu, chi NSNN cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời kiểm chứng tính đúng đắn, trung thực của thực trạng phát triển. Do đặc thù của mỗi công cụ có sự khác nhau, nên vai trò của chúng đối với việc cung cấp thông tin và kiểm định thông tin cũng có những điểm khác nhau.

Thứ nhất, đối với công cụ kế toán

Kế toán là việc thực hiện việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động [33]. Như vậy công cụ kế toán có cho phép cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện, có hệ thống về các hoạt động kinh

tế, tài chính của đơn vị, qua đó kế toán kiểm tra, giám sát các các hoạt động kinh tế phát sinh của các chủ thể mà kế toán theo dõi.

Nhiệm vụ chủ yếu của công cụ kế toán nói chung, Kế toán công nói riêng là phản ánh trung thực, khách quan diễn biến tình hình thu, chi NSNN tình hình hoạt động kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện và kết quả thực hiện dự toán NSNN, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, phân tích đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa việc thực hiện dự toán NSNN với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có công tác kế toán mà người ta có thể thấy rõ diễn biến tình hình thu, chi NSNN trong mối liên kết với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, không có công cụ kế toán thì nhà quản lý kinh tế không có thông tin để điều hành, chính vì thế, công cụ kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý kinh tế nói chung và trong lập dự toán NSNN gắn với KH phát triển KTXH nói riêng.

Công cụ kế toán cho phép cung cấp thông tin chi tiết, và trả lời các câu hỏi: Thu từ nguồn nào? Thu từ lĩnh vực nào? Thu từ chủ thể nào? Thu từ địa bàn nào? Thu vào thời gian nào? Nguồn thu thuộc cấp NS nào? Thu vào quỹ nào? Nội dung thu thuộc cơ quan nào quản lý? Nộp các khoản thu đó vào KBNN nào hay nộp qua ngân hàng… Chi cho lĩnh vực gì? Chi thuộc địa bàn nào? Chi thuộc NS cấp nào? Chi cho đối tượng nào? Chi thường xuyên hay không thường xuyên? Chi từ mã quỹ nào? Chi từ Kho bạc nào? Chi bằng tiền hay không bằng tiền? Nội dung kinh tế của khoản chi?…

Công cụ kế toán cho phép lưu trữ số liệu, và tài liệu một cách trung thực nhất, từ đó phục vụ cho công tác thống kê dự báo, cho phép xác định xu hướng vận động của các cán cân cân đối lớn trong nền kinh tế.

Chính vì vậy, kế toán được coi như là một công cụ không thể thiếu trong quản lý NSNN nói chung và lập dự toán NSNN nói riêng, thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa lập dự toán NSNN với KH phát triển KTXH trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, đối với công cụ kiểm toán

Kiểm toán là một quá trình mà một cá nhân độc lập có thẩm quyền thẩm định, được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ, tiến hành thẩm định các thông tin số lượng về một đơn vị kinh tế cụ thể nhằm mục đích báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực kiểm toán đã xây dựng.

Thông qua hoạt động kiểm toán để tạo ra niềm tin giữa các mối quan hệ kinh tế giữa các bên có liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

Hoạt động kiểm toán để có tác dụng giảm tối thiểu các chi phí về kiểm tra, kiểm soát trong điều kiện duy trì ở cường độ cao về tính cạnh tranh giữa các đơn vị các đơn vị kinh tế và giữa các mối quan hệ kinh tế nói chung.

Hoạt động kiểm toán giúp cho việc giải tỏa trách nhiệm đối với các nhà quản lý, các bộ phận cá nhân có liên quan của các đơn vị trước các cổ đông, các nhà đầu tư, cơ quan nhà nước và người tổ chức có liên quan khác.

Hoạt động kiểm toán trong nền KTTT là lưỡi búa răn đe ngăn chặn các sai phạm tiềm năng có thể xảy ra, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả cho nền kinh tế.

Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước [34, điều 3].

Báo cáo kiểm toán Nhà nước dùng để:

- Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và sử dụng trong hoạt động giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, dự án và công trình

quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;

- Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình;

- Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Trên giác độ gắn kết giữa lập dự toán NSNN với KH phát triển KTXH, việc sử dụng công cụ kiểm toán được thể hiện: kiểm toán kiểm định tính trung thực, chính xác, khách quan về hoạt động thu chi NSNN và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Qua những kết quả của kiểm chứng do kiểm toán thực hiện, người ta có nhìn nhận được mối quan hệ giữa lập dự toán NSNN với kế hoạch phát triển KTXH diễn ra trong thực tiễn như thế nào. Qua việc thực hiện kiểm toán có thể cho ta biết rõ khả năng cung ứng nguồn lực tài chính từ NSNN cho việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà kế hoạch đã đặt ra như thế nào, việc sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN có bảo đảm được mục tiêu của kế hoạch đặt ra hay không? Đồng thời thông qua công cụ kiểm toán cũng có thể xem xét sự phù hợp giữa mục tiêu, chỉ tiêu mà kế hoạch đặt ra với nguồn lực tài chính từ NSNN hay không?

Với những tác dụng như vậy, có thể nói kiểm toán là công cụ quan trọng cho ý tưởng lập dự toán NSNN gắn kết với KH phát triển KTXH nhờ vào công tác kiểm chứng những diễn biến trong thực tiễn.

Thứ ba,công cụ thống kế, phân tích và dự báo

Trong việc lập dự toán NSNN gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì công cụ thống kê, phân tích và dự báo được coi là công cụ có tầm quan trọng đặc biệt.

Thống kê là khoa học về thu thập, phân tích, diễn giải và trình bày các dữ liệu để từ đó tìm ra bản chất và quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội hay tự nhiên.

Thống kê cho phép cung cấp thông tin về số liệu và bảng phân tích số liệu, thống kê cung cấp các chỉ tiêu biểu hiện bằng số phản ánh quy môn, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của các hiện tượng kinh tế - tự nhiên trong một thời gian và không gian cụ thể. Thống kê cung cấp số liệu, dữ liệu cho công tác phân tích và dự báo về tình hình kinh tế - xã hội trong hiện tại, quá khứ cũng như tương lai.

Thống kê là một công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, cho phép cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, lập KH phát triển KTXH.

Phân tích, dự báo cung cấp những thông tin mang tính định lượng về những biến số thu chi NSNN cũng như các biến về kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước diễn ra trong tương lai. Những thông tin mang tính định lượng đó, sẽ là cơ sở tiền đề quan trọng cho việc lập dự toán NSNN và lập KH phát triển KTXH của đất nước. Nói chung việc lập dự toán NSNN và lập KH phát triển KTXH đều phải dựa trên những kết quả thống kê, phân tích, dự báo về định lượng và làm cho thông tin thể hiện được sự gắn kết giữa lập dự toán NSNN với KH phát triển KTXH. Chính vì vậy, thống kê, phân tích và dự báo được coi là một trong những công cụ có tầm quan trọng đặc biệt đối việc lập dự toán NSNN gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 69 - 73)