Khái niệm về cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 52 - 53)

c đi bn a ph ng th pd toán NSNN

1.3.2.1. Khái niệm về cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ

thể tách rời nhau. Mặc dầu, sự gắn kết giữa hoạt động lập dự toán NSNN với hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển có tính khách quan, song trong thực tiễn để có sự gắn kết một cách thực sự cần phải hình thành một cơ chế gắn kết toàn diện trên các giác độ như: Thể chế, nội dung, phương pháp, quy trình, cơ quan thực hiện cũng như các công cụ thực hiện, muốn biến tính khách quan thành hiện thực, lại phải thông qua hoạt động chủ quan của Nhà nước, đó chính là cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với KH phát triển KTXH.

1.3.2. Nội dung cơ chế gắn kết lập dự toán ngân sách nhà nước vàkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Khái niệm về cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Cho đến nay, khái niệm về cơ chế với tư cách là một thuật ngữ chung có nhiều khái niệm với các cách hiểu khác nhau. Từ điển Tiếng Việt, do nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, năm 1998 cho rằng: “Cơ chế là

cách thức theo đó một quá trình được thực hiện”. Tương tự như vậy, các tác

giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, 1999, thì cho rằng: “Cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để

làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” [45, tr.464].

Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm “Cơ chế”, trong cuốn Sổ tay về phát triển thương mại và WTO,

NXB Chính trị quốc gia, 2004, các nhà khoa học cho rằng: “Cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận

động của sự vật hay hiện tượng”. Trong cuốn sách “Các nước đang phát triển

với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, NXB Lao động Xã hội, 2006, các tác giả cho rằng: nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện cách thức tổ chức nên nó) và bên trong

(sự tổ chức và hoạt động ngay trong nội bộ của sự vật). Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Cho dù có nhiều cách tiếp cận về khái niệm “cơ chế” khác nhau, song tất cả các cách tiếp cận về khái niệm “cơ chế” đều thống nhất cho rằng khi nói đến “cơ chế” là nói đến cách thức tổ chức và hoạt động của sự vật hay hiện tượng, nói cách khác, yếu tố tổ chức (cơ cấu) và vận động (vận hành) là hai yếu tố hình thành nên cơ chế.

Từ cách tiếp cận trên về cơ chế, có thể khái niệm về cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với việc xây dựng KH phát triển kinh tế - xã hội chính là cách thức tổ chức và vận hành mối quan hệ gắn kết giữa hai loại kế hoạch đó. Như vậy, cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với xây dựng KH phát triển kinh tế - xã hội là sản phẩm chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước. Đó là cách thức tổ chức và vận hành dự toán NSNN cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sao cho giữa chúng có sự gắn kết, gắn bó với nhau. Mục tiêu của cơ chế gắn kết này là tạo ra sự cùng pha giữa khả năng và nhu cầu tài chính trong quá trình lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w