c đi bn a ph ng th pd toán NSNN
TIỂU KẾT CHƯƠN G
Nhiệm vụ đặt ra cho chương 1 là nghiên cứu những vấn đề có tính lý thuyết về cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với lập KH phát triển KHXH mà đặc biệt là trong khuôn khổ trung hạn. Để thực hiện được nhiệm vụ đó chương 1 đã tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản về: Lập KH phát triển KTXH, lập dự toán NSNN, nội dung cơ chế gắn kết giữa lập dự toán NSNN với lập KH phát triển KTXH. Trên cơ sở đó, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của việc lập KH phát triển KTXH trong hai mô hình kinh tế và đi đến khẳng định tính ưu việt của phương thức lập KH phát triển KTXH trong mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Lập dự toán NSNN gắn với KH phát triển KTXH là một đỏi hỏi tất yếu khách quan trên phương diện lý thuyết, nhưng trên thực tế có gắn kết hay không lại là một vấn đề lớn, chính vì thế phần quan trọng mang tính chất chủ đạo của chương 1 là đi sâu nghiên cứu sự gắn kết và cơ chế lập dự toán chi NSNN gắn kết với lập KH phát triển KTXH. Luận án đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết về cơ chế gắn kết như khái niệm, nội dung và công cụ, điều kiện thực hiện cơ chế gắn kết.
Ngoài ra, luận án còn chỉ ra các công cụ và phương thức gắn kết quan trọng, như công cụ kế hoạch tài chính trung hạn và chi tiêu trung hạn, công cụ kế toán kiểm toán, công cụ dự báo. Luận án cho rằng sự gắn kết giữa dự toán chi NSNN với KH phát triển KTXH thực chất là sự gắn kết giữa khả năng tài chính và nhu cầu tài chính để thực hiện những mục tiêu, phương hướng, chỉ tiêu do KH đặt ra, không bảo đảm được sự gắn kết đó tất yếu không thể triển khai thực hiện KH trong thực tế.
Chương 2