4.2. Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung
4.2.3. Sự ảnh hưởng của hàm khung lên răng và tổ chức quanh răng của
4.2.3.1.Tổ chức cứng của răng
Cỏc kết quả tại bảng 3.28, 3.29, 3.30 cho thấy thời gian theo dừi lắp hàm sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng sau lắp hàm, các tiêu chí về tổ chức cứng của răng trụ đó là tình trạng sâu răng thì không có. Tỷ lệ tốt là 100%.
Nghiên cứu của Yeung A.L.P. [95] đánh giá sau khi bệnh nhân mang hàm khung bằng hợp kim thường 5 - 6 năm ở 189 bệnh nhân sâu răng mới (thân răng, chân răng, chân răng + thân răng) vùng tiếp xúc với hàm 8,5%, vùng không tiếp xúc với hàm là 4,5%; trong số 91 tựa được sửa soạn trên răng đã được hàn phục hồi thì có 8,8% bị sâu răng thứ phát.
4.2.3.2. Tổ chức quanh răng, độ lung lay răng trụ và các răng còn lại
Chỉ số OHI, GI
Đánh giá chỉ số OHI ở răng trụ theo chỉ số GI. Kết quả tại các bảng 3.28, 3.29, 3.30 cho thấy thời gian theo dừi sau 6 thỏng, 12 thỏng, 18 thỏng sau lắp hàm, chỉ số GI ở mức tốt chiếm tỷ lệ 91,18% (6 tháng) ở các răng trụ n1 ngay cạnh khoảng mất răng. Bản thân các răng này trước khi làm phục hình cũng có GI hơn ở các răng trụ xa khoảng mất răng (n2). Đây thường là các răng một chân, sau thời gian dài bệnh nhân bị mất răng mà chưa được làm phục hình thì các răng có sự xoay trục, tiêu xương ổ răng.
Đánh giá chỉ số OHI và GI ở các răng trụ và răng còn lại tại thời điểm 1 năm sau khi lắp hàm, kết quả tại bảng 3.32 cho thấy tỷ lệ tốt ở cả hai nhóm răng chiếm xấp xỉ 50%.
Theo Mine K. (2009), [118] sau 12 - 65 tháng sau lắp phục hình hàm khung cho 38 bệnh nhân tuổi trung bình 62,2: 47% răng trụ và 32% răng thường có GI từ 2 - 3; chỉ số OHI: răng trụ 1,18 ± 0,75, răng thường: 0,87 ± 0,62, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Theo Kern M. [119] đánh giá tình trạng quanh răng sau 10 năm ở 147 bệnh nhân với 1209 răng (593 răng trụ, 616 răng không làm trụ), sử dụng Periotest là phương pháp khách quan cũng cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa răng trụ và không phải răng trụ về các chỉ số.
Theo Amaral [120]: so sánh giữa răng trụ và răng còn lại về chỉ số OHI và GI có sự khác biệt sau 10 năm.
Tình trạng quanh răng – độ lung lay của răng trụ
Nghiên cứu đánh giá tình trạng quanh răng của các răng trụ thông qua sự mất bám dính quanh răng và tiêu xương ổ răng trong thời gian 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng sau khi mang hàm. Kết quả xếp vào các nhóm tốt, trung bình, kém dựa theo hiện tượng mất bám dính quanh răng, tiêu xương ổ răng có bị xấu đi (tăng thêm mức độ nặng hơn) so với thời điểm đánh giá trước. Kết quả cũng chỉ rừ ở nhúm răng trụ n1 hay n2 hay n3.
Theo kết quả tại bảng 3.28, mất bám dính quanh răng của răng trụ n1 ở nhóm trung bình là 5,9%, ở răng trụ n2 là 2,1%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với số răng trụ n1, n2 là khác nhau.
Theo kết quả tại bảng 3.29, mất bám dính quanh răng của răng trụ n1 ở nhóm trung bình là 3,2%, ở răng trụ n2 là 2,4%. Đó là tính theo tỷ lệ phần trăm, còn tính theo số răng thì ở răng trụ n1 nhóm trung bình là 1 răng, răng trụ n2 nhóm này là 2 răng.
Theo kết quả tại bảng 3.30 đánh giá tại thời điểm sau lắp hàm 18 tháng, mất bám dính quanh răng của răng trụ n1 ở nhóm trung bình và ở răng trụ n2 cũng tương tự như ở bảng 3.29 tại thời điểm sau lắp hàm 12 tháng.
Túi quanh răng theo Yeung A.L.P. [95] đánh giá sau mang hàm khung 5 năm: túi quanh răng vùng răng hàm 13,2%, vùng răng cửa 7,1%. Vùng quanh răng không tiếp xúc với hàm thì cao hơn. Theo Mine K (2009) [118], độ lung lay răng trụ: 0,58 ± 0,55, răng thường: 0,13 ± 0,41. Túi lợi răng trụ: 2,71 ± 0,73;
răng thường: 2,61± 0,55. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Theo Saito M. [121] 91 hàm ở 65 bệnh nhân tổn thương mất răng trụ 5,2% trong 6,6 năm.
Theo Fumihiko (2009) [122] 160 bệnh nhân được điều trị hàm khung sau 5 năm. Độ sâu túi lợi và độ tiêu xương của răng trụ và răng không làm trụ
có ý nghĩa thống kê, sự khác nhau về độ lung lay răng thì lại không có ý nghĩa thống kê.
Đánh giá răng trụ bằng periotest theo Jorge [123] cho các kết quả khách quan hơn về sự lung lay của răng trụ qua hai biểu đồ:
58,8 50 47,1 47,1
23,5 41,2
32,4 35,3
17,6 8,8
20,6 17,6
0 1 3 6
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Thời gian (tháng)
% Bệnh nhân
Biểu đồ 4.1. Độ lung lay răng trụ của hàm không có răng giới hạn phía xa theo Jorge
64,7 52,9 47,1 47,1
11,8 29,4 47,1 47,1
23,5 17,6 5,9 5,9
0 1 3 6
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Thời gian (tháng)
% Bệnh nhân
Biểu đồ 4.2. Độ lung lay răng trụ của hàm nâng đỡ hoàn toàn lên răng theo Jorge
Đánh giá tổ chức quanh răng của Kapur K.K. [124] về răng trụ sau 5 năm làm phục hình cũng khẳng định sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Sự tiêu xương ổ răng ở răng trụ có tỷ lệ mất răng trụ là 9,8% theo Vanzeveren [125].
4.2.3.3 Ảnh hưởng hàm khung lên sống hàm
Theo kế hoạch sau 1 tuần các bệnh nhân đều được khám lại để đánh giá ảnh hưởng của hàm khung lên niêm mạc và có hướng xử lý kịp thời các tổn thương ở niêm mạc như nề đỏ hay đau, loét đều được phát hiện sớm và điều trị cho bệnh nhân. Sau 1 tháng có 3 bệnh nhân (9,1%) có điểm nề đỏ ở niêm mạc. Các tổn thương xuất hiện do đây là thời kỳ làm quen với hàm giả, vẫn có những điểm chưa thích nghi nên đã có sự điều chỉnh lại hàm.
Sau 6 tháng tỷ lệ này là 3,0%. Tỷ lệ này cao nhất gặp tại thời điểm 18 tháng (36,4%) khi sống hàm có sự tiêu nhiều, nền hàm không còn khít sát với niêm mạc.
So sỏnh với nghiờn cứu của Shu - Hu Mun theo dừi sau 5 năm mang hàm khung trên 189 bệnh nhân, chỉ có 6,9% bệnh nhân có tổn thương niêm mạc do mang hàm không thường xuyên [13].
Theo kết quả của biểu đồ 3.19 tại thời điểm 12 tháng có đến 93,3% bệnh nhân ghép xương không có cuống mạch nuôi phải đệm hàm do lỏng.
4.2.4. Chất lượng của hàm khung, sự tái phát bệnh lý phẫu thuật gây