Enzyme không tan

Một phần của tài liệu Công nghệ Enzyme – Protein doc (Trang 49 - 50)

6. Ligase (synthetase)

6.1.2Enzyme không tan

Sử dụng enzyme không tan có một số ưu điểm sau:

- Một lượng enzyme sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài

- Enzyme không lẫn vào trong sản phẩm do đó tránh được ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm

- Dùng enzyme không tan có thể ngừng nhanh chóng phản ứng khi cần thiết bằng cách tách ra khỏi cơ chất

Để tạo ra enzyme không tan có nhiều phương pháp khác nhau như:

- Phương pháp hấp phụ vật lí: là phương pháp hấp phụ lên bề mặt chất mang. Chất mang như cám, than hoạt tính, bột thủy tinh…Nhược điểm của phương pháp là enzyme dễ hòa tan trở lại, độ liên kết lỏng lẻo, khi chịu tác động lực ion lớn dễ bị nhả ra.

- Phương pháp đưa enzyme vào khuôn gel: enzyme dễ định vị trong gel, mạng lưới chất trùng hợp càng nhỏ enzyme sẽ được giữ chặt hơn. Đây là cách được dùng khá phổ biến.

- Phương pháp cộng hóa trị của enzyme và chất mang: dựa vào ái lực giữa enzyme và chất mang để tạo phức giữa enzyme - chất mang bằng liên kết cộng hóa trị. Đây cũng là phương pháp được dùng phổ biến.

6.2. Ứng dụng

Hiện nay, việc sản xuất chế phẩm enzyme các loại đã và đang phát triển mạnh mẽ trên qui mô công nghiệp. Thực tế đã có hàng nghìn chế phẩm enzyme bán trên thị trường thế giới, các chế phẩm này đã được khai thác và tinh chế có mức độ tinh khiết theo tiêu chuẩn công nghiệp và ứng dụng. Các chế phẩm enzyme phổ biến như amylase, protease, catalase, cellulase, lipase, glucoseoxydase…

Chế phẩm enzyme không chỉ được ứng dụng trong y học mà còn được ứng dụng trong nhiều lãnh vực công nghiệp khác nhau, trong nông nghiệp, trong hóa học… "ý

nghĩa của việc sử dụng enzyme trong các lĩnh vực thực tế không kém so với ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng nguyên tử".

Một phần của tài liệu Công nghệ Enzyme – Protein doc (Trang 49 - 50)