- Các chất điều khiển sinh trưởng.
7.4.2.4. Các phương pháp làm bất tử tế bào.
Có ba phương pháp để làm cho các tế bào lymphocyte đặc hiệu kháng nguyên trở thành bất tử:
a) Tải nạp (transfection) với tế bào ung thư để thành dòng tế bào biến hình. b) Lai (hybridization) lymphocyte với tế bào ung thư thích hợp (myeloma) để thành dạng lai (hybridoma).
c) Sư biến hình kéo dài theo nhiễm virus Epstein Barr (EBV) để thành dòng tế bào nguyên bào lympho (lymphoblastoid). Rồi các tế bào đó được lai để trở thành hybridoma.
Sự lai tạo là hợp nhất các tế bào lymphocyte miễn dịch với các tế bào ung thư lympho để tạo ra các tế bào này tiếp tục bài tiết các kháng thể, đồng thời lại bất tử vì là tế bào chứa gene ung thư. Tỷ lệ hợp nhất tế bào người thì thấp, ở mức từ 0,08 x 10-7 tới 60 x 10-7. Trong khi đó tỷ lệ lai tạo của lymphocyte chuột là từ 30x 10-7 tới 60 x 10-7. Tỷ lệ lai tạo thấp do tính không bền của các tế bào lai, mà các tế bào lai đó chứa một lượng lớn nhiễm sắc thể gấp 2 hoặc 3 lần bình thường. Thông tin di truyền cho tính đặc hiệu kháng thể nằm ít nhất ở hai nhiễm sắc thể tương đồng, cả hai của chúng đều cần có mặt trong nhân và được biểu hiện bởi tế bào sản xuất kháng thể và bài tiết liên tục. Sự mất nhiễm sắc thể tương ứng hay mất sự biểu hiện của chúng có thể dẫn đến tế bào bài tiết sẽ trở thành không bài tiết.
Một trong những giai đoạn đầu tiên và là chủ yếu là chọn lọc thuần hoá tế bào ở giai đoạn rất sớm. Sự thuần hoá được tiến hành từ những tế bào đơn giản, nhưng nhiều tế bào bài tiết kháng thể thì không lớn lên từ tế bào đơn giản, do đó những tế bào nuôi khác nhau và những yếu tố tăng trưởng thường được đưa thêm vào nuôi cấy để thuần hoá trong giai đoạn sớm của sự lớn lên của tế bào. Sự thuần hoá thường được nhắc lại cho đến khi chúng lớn lên và bài tiết được kháng thể đặc hiệu. Vì ở giai đoạn này nó thường được coi là đã tạo được dòng tế bào bền. Song sự thuần hoá vẫn cần được nhắc lại.
Ngược lại với hiệu quả thấp của sự hợp nhất tế bào người, sự nhiễm và biến dạng của các lymphocyte bởi virus Epstein Barr (EBV) để tạo thành tế bào lymphoblast xẩy ra ở tần số cao 1 x 10-1. EBV là một virus herpes làm nhiễm trùng các tế bào lymphocyte B gây nên bệnh viêm sốt hạch (mononucleosis). Hầu hết những người trưởng thành ở thế giới phương Tây đã biểu hiện EBV và chúng có một quần thể lymphocyte tuần hoàn có thể ngăn cản sự nhiễm EBV tiếp tục.
Kỹ thuật hybridoma-EBV được kết cấu bởi một dòng nguyên bào lymphoblast (KR4) đã được phát triển với sự nhạy cảm HAT (môi trường lựa chọn có chứa
Hypoxanthin, Aminopterin và Thymidin) và kháng ouabain lai với dòng sản xuất kháng thể.
Một hướng khác là dùng những đoạn DNA hoặc là của tế bào ung thư hoặc là của virus để gây ra sự hình thành những dòng tế bào bị biến hình từ những tế bào lympho bài tiết kháng thể. Tuy nhiên kỹ thuật này được coi như là một sự truyền nhiễm nên không chắc chắn và tế bào được truyền nhiễm thì lớn lên chậm hơn.