Nhu cầu khoa học và xã hội đối với protein

Một phần của tài liệu Công nghệ Enzyme – Protein doc (Trang 57 - 58)

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PROTEIN

7.1.2.Nhu cầu khoa học và xã hội đối với protein

Protein là hợp phần chủ yếu quyết định toàn bộ các đặc trưng của khẩu phần thức ăn, chỉ trên nền tảng protein cao thì tính chất sinh học của các cấu tử khác mới thể hiện đầy đủ. Khi thiếu protein trong chế độ ăn hàng ngày sẽ dẫn đến nhiều biểu hiện xấu cho sức khoẻ như suy dinh dưỡng, sút cân mau, chậm lớn ở trẻ em, giảm khả năng miễn dịch chống đở của cơ thể với một số bệnh. Thiếu protein sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của nhiều cơ quan chức năng như gan, tuyến nội tiết và hệ thần kinh v.v... Thiếu protein sẽ làm thay đổi thành phần hoá học và cấu tạo hình thái của xương như lượng calci giảm, lượng magie tăng cao. Do đó, mức protein cao chất lượng tốt (protein chứa đủ amino acid không thay thế) là cần thiết trong thức ăn của mọi lứa tuổi. Theo các báo cáo của UNO và FAO từ năm1972, người ta đi đến kết luận rằng việc sản xuất protein của thế giới hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của dân số hiện tại trong thời gian đó. Tuy nhiên 2/3 protein sản xuất ra lại chỉ được tiêu thụ bởi 1/3 dân số thế giới. Tốc độ sinh đẻ ở các nước đang phát triển lớn gấp đôi so với các nước phát triển và theo tính toán ở năm 2000 dân số thế giới đã đạt khoảng 7000 triệu người, như vậy nhu cầu của protein cũng phải tăng

gấp đôi so với năm 1972. Ngoài ra ở những nước phát triển có mức sống cao, các thức ăn hỗn hợp dành cho động vật cũng đòi hỏi chứa các nguồn protein có chất lượng cao để sản xuất ra trứng, gia cầm, bò, lợn...đủ tiêu chuẩn. Các thức ăn này phải thoả mãn hoàn toàn các nhu cầu dinh dưỡng của động vật và thường là 10- 30% protein tính theo trọng lượng.

Ngoài nhu cầu protein làm thức ăn cho người và chăn nuôi thì trong lĩnh vực y dược, sự hiểu biết về bệnh học ở mức độ phân tử đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu sử dụng các chế phẩm từ protein để nghiên cứu chữa bệnh cho người và động vật ngày càng tăng. Ngày nay người ta có thể sản xuất các thuốc men quý hiếm từ protein như các hormon sinh trưởng, hormon chống tiểu đường là insulin, các globulin miễn dịch, các yếu tố đông máu, các kích thích tố sinh trưởng hồng cầu, các kháng thể đơn dòng, các loại vaccine v.v...bằng con đường công nghệ gene có thể vừa tạo ra sản phẩm tự nhiên, vừa hạ giá thành, lại có thể tạo ra một lượng lớn nhanh chóng mà trước đây bằng con đường tách chiết hay tổng hợp hoá học không bao giờ đáp ứng kịp nhu cầu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh. Hiện nay nhiều công ty tranh nhau để sản xuất các sản phẩm này theo phương pháp kỹ thuật DNA tái tổ hợp (recombinant DNA technology) đã mang lại những lợi nhuận khổng lồ hàng nghìn triệu đô la mỗi năm. Chẳng hạn loại protein albumin huyết thanh người (HSA) được được tách ra từ máu người cho và được dùng để điều trị trong bệnh mất huyết tương, thay thế chất lỏng điều trị bỏng, sốc chấn thương hay một số trường hợp bệnh nhân bị phẫu thuật. Loại này trên thế giới mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn và thu riêng khoản này tới 1000 triệu đô la mỗi năm.

Một phần của tài liệu Công nghệ Enzyme – Protein doc (Trang 57 - 58)