So sánh chiều dày khối bên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ đoạn c3 c7, ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp do chấn thương (Trang 82 - 87)

3.3. So sánh một số kích thước đo ở trên xác và đo trên CT- Scan

3.3.3. So sánh chiều dày khối bên

Bảng 3.32. So sánh chiều dày khối bên đo trên xác và đo trên CT- Scan (đơn vị: mm)

Đốt sống Xác (mm) (n=44)

CT-Scan (mm)

(n=142) p

C3 12.95±1,94 11,86 ± 0,88 >0,05

C4 12,02 ± 1,66 11,85 ± 0,88 >0,05

C5 12,14 ± 1,46 11,88 ± 0,86 >0,05

C6 13,32 ± 1,18 12,90 ± 0,84 >0,05

C7 9,70±1,34 9,63±1,18 >0,05

Chiều dày khối bên đo trên xác và đo trên CT - Scan khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

83 3.3.4. So sánh chiều trước sau khối bên

Bảng 3.33. So sánh chiều trước sau khối bên đo trên xác và đo trên CT- Scan (đơn vị: mm)

Đốt sống Xác (n=44)

CT-Scan

(n=142) p

C3 12,30±1,17 11,05±0,80 >0,05

C4 11,32±1,01 11,05±0,80 >0,05

C5 11,43±1,04 11,06±0,80 >0,05

C6 11,57±1,02 11,07±0,76 >0,05

C7 8,20±0,76 8,26±0,83 >0,05

Chiều trước sau khối bên đo trên xác và đo trên CT - Scan khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

84 CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Một số đặc điểm cột sống cổ thấp ở người Việt Nam 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của hai nhóm nghiên cứu 4.1.1.1. Đặc đim tui, gii ca nhóm 1

Trong nghiên cứu của chúng tôi:

* Giới: số lựơng nam (20) tương đương với số lựơng nữ (24).

* Tuổi: tuổi từ 23 đến 93 tuổi. Tuổi trung bình từ 60 đến 70 tuổi. Đây là tuổi của người trưởng thành. Thông thường từ 18 tuổi trở lên hệ thống xương rất ít phát triển. Đặc điểm của các xác được nghiên cứu là xác được hiến sau khi chết vì vậy tuổi trung bình trong nhóm 1 tương đối cao.

So sánh với số liệu nghiên cứu của tác giả Ugur Hasan (2000) [108]

nghiên cứu trên 14 xác nam và 6 xác nữ, tuổi từ 24 đến 72.

So sánh với số liệu nghiên cứu của tác giả Nishinome Masahiro (2011) [90] nghiên cứu 7 xác nam và 6 xác nữ, độ tuổi từ 64 đến 85.

Nhìn chung các tác giả đều chọn đối tượng nghiên cứu ở tuổi trưởng thành do ở tuổi này hệ thống xương không còn phát triển nữa.

4.1.1.2. Đặc đim tui, gii ca nhóm 2

* Giới: có 72 nam (chiếm tỉ lệ 50,7%) và 70 nữ (chiếm tỉ lệ 49,29%), số lượng nam tương đương số lượng nữ.

* Tuổi: từ 18 đến 93, trung bình 44 tuổi.

So sánh với nghiên cứu của Cho J.I., Kim D.H. (2008) [39] chụp CT- Scan trên trên 20 nam và 10 nữ, tuổi từ 16 đến 48.

So sánh với nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Anh (2006) [1], nghiên cứu cột sống cổ ở 165 người bình thường không có bệnh lý cột sống tủy cổ:

tuổi từ 25 tuổi trở lên, 126 nam (chiếm tỉ lệ 76,36 %) và 39 nữ (chiếm tỉ lệ 57,58%).

85 4.1.2. Cuống

Kích thước cuống đốt sống cổ thấp ở nam lớn hơn so với ở nữ. Kích thước các cuống tăng dần từ đốt sống cổ C3 đến C. 7

Ở nam: chiều ngang từ 3,6 - 4,3mm, trung bình là 4,14mm; chiều cao từ 5,61 - 6,6mm, trung bình là 6,0mm; chiều dài từ 7,45 - 7,565m, trung bình là 7,52mm. Ở nữ: chiều ngang từ 3,63 - 3,75mm, trung bình là 3,73mm; chiều cao từ 5,63 - 6,04mm, trung bình là 6,78mm; chiều dài từ 7,38 - 7,63m, trung bình là 7,5mm. Như vậy ở chiều cao cuống luôn lớn hơn chiều ngang, ở cả nam và nữ.

Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Xu S. (1999) [114]: chiều ngang của cuống từ 4,7 - 5,3mm và chiều cao trung bình từ 6 - 6,5mm. Như vậy tác giả này cũng thấy rằng chiều cao của cuống lớn hơn chiều ngang và qua nghiên cứu tác giả cũng cho rằng sự khác biệt các kết quả giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê.

So sánh với nghiên cứu của tác giả Ugur Hasan (2000) [108] thực hiện phẫu tích trên 20 xác, kết quả như sau: chiều cao trung bình của cuống là 6,3 đến 6,9mm và chiều ngang trung bình từ 4,9 đến 6,0mm.

Panjabi M.M. (1991) [92] và cộng sự nghiên cứu kích thước cuống trên xác nhận thấy rằng: kích thước cuống lớn nhất ở C2 và nhỏ nhất ở C3. Đặc biệt đường kính ngang tăng dần từ C3 (5,1mm) đến C7 (6,6mm) và chiều cao cuống tăng từ 6,7 đến 7,6mm (từ C3 – C7). Từ phân tích các số liệu nghiên cứu trên ông khẳng định có thể sử dụng cuống để bắt vít làm cứng cột sống cổ thấp qua lối sau nhất là trong các trường hợp gai sau, mảnh sống bị vỡ cần cắt bỏ để giải chèn ép tủy sống. Ludwig S. (2000) [79] nghiên cứu trên xác nhận thấy rằng đường kính ngang, chiều cao cuống của C7 là 6,9 và 7,5mm và góc ngang hướng vào trong là 340. Abumi K. (1994) [17] đã báo cáo 58 trường hợp bắt vít vào cuống thành công để trong điều trị chấn thương cột sống cổ thấp. Abumi K., Kaneda K. (1997) [18] bắt vít vào cuống để chỉnh hình cột sống cổ. Trong

86

nghiên cứu của Abumi K., Kaneda K. không có trường hợp nào bị biến chứng thương tổn mạch máu, rễ thần kinh. Góc ngang cuống được xác định bằng cách chụp CT- Scan trước mổ và góc dọc dựa vào X quang có màn tăng sáng trong khi mổ.

Kích thước cuống cột sống cổ thấp nghiên cứu trên xác người Việt Nam có nhỏ hơn kích thước cuống của người châu Âu. Vấn đề được đặt ra là liệu với kính thước nhỏ của cuống như vậy có khả thi khi bắt vít qua cuống hay không và cuống có chịu lực được hay không ? Hơn nữa với phương pháp bắt vít qua khối bên tương đối đơn giản có cần thay đổi bằng một phẫu thuật khó khăn hơn và nguy cơ trong phẫu thuật cao hơn ? Vấn đề này đã xảy ra rất nhiều tranh luận trong nhiều năm liên tiếp ngay cả ở nước ngoài. Ebraheim Nabil (1999) [46] báo cáo rằng vít bắt vào cuống bị lệch ra ngoài đến 10%.

Wenstein Gaines (2000) [49] nêu tỉ lệ thất bại đến 20%. Theo tác giả Yusof M.I. (2007) [118] nghiên cứu trên 46 người dân Malaysia nhỏ hơn 60 tuổi, nhận thấy rằng đường kính ngang bên trong trung bình tại eo cuống từ 1.4 đến 2.8mm và chiều dày của thành cuống 1.25 đến 1.46 mm. Từ đó tác giả Yusof M.I. cho rằng sẽ rất không an toàn khi sử dụng vít 3.5mm để bắt vào cuống đốt sống cổ qua đường cổ sau trên người dân Malaysia [118].

Gaines R.W. (2000) [49] nhận thấy rằng bắt vít vào cuống đạt độ vững rất cao, hiếm khi bị tuột vít. Tác giả Panjabi M.M. (2000) [93] nghiên cứu cấu trúc bên trong của cuống đốt sống cổ trên 25 xác: nhận thấy rằng độ vững của vít bắt vào phụ thuộc vào độ dày của lớp vỏ cuống. Theo nghiên cứu không có sự khác biệt giữa chiều dày vỏ xương ở trên và dưới (từ 1,5 đến 2,4mm) nhưng lại có sự khác biệt giữa độ dày của vỏ xương bên trong (từ 0,4 mm đến 1,1mm) và bên ngoài (từ 1,2mm - 2.0mm). Cuống đốt sống cổ 7 có lớp vỏ xương dày nhất trong các đốt sống cổ thấp. Từ kết quả trên Tác giả Panjabi M.M. đồng thuận phương pháp bắt vít vảo cuống đốt sống cổ.

87

Bảng 4.1. So sánh đường kính ngang của cuống (đơn vị: mm) Đốt sống

Tác giả C3 C4 C5 C6 C7

Ugur Hasan [108] 4,09 5,20 5,30 5,70 6,0

Ludwig S. [79] 5,38 6,05 6,04 6,19 6,51

Busscher I. [36] 4,5 4,5 5,1 6,4 7,5

Chúng tôi 3,61 3,75 3,82 4,00 4,30

Chiều ngang cuống đốt sống cổ thấp của chúng tôi nhỏ hơn so với các tác giả nước ngoài do người châu Âu, Mỹ có thể hình lớn hơn người châu Á.

Chúng tôi nhận thấy rằng: Trong các kích thước cuống quan trọng nhất là đường kính ngang của cuống là căn cứ để chọn đường kính vít cho phù hợp.

Nếu vít quá lớn sẽ phá hủy vỏ cuống gây vỡ cuống, tổn thương rễ thần kinh, động mạch đốt sống. Vì kích thước cuống ở C3, C4 là nhỏ nhất do đó nên chọn vít nhỏ hơn so với vít cuống C6, C7.

Ứng dụng vào phẫu thuật bắt vít cuống ở người Việt Nam: chọn vít cuống CVI, CVII là 3,5mm. Trong trường hợp bắt vít cuống C3, C4, C5 cần thiết phải thật cẩn trọng trong chỉ định vì cuống ở các vị trí này có trị số trung bình từ 3,6 đến 3,8mm (chọn vít 3mm). Chúng tôi hồi cứu hồ sơ tại bệnh viện Chợ Rẫy trong hai năm từ 2009 đến 2010 có ba trường hợp bắt vít qua cuống C7, hai trường hợp bắt vít qua cuống C3 – C4 và hai trường hợp bắt vít qua cuống C5 – C6, vít được chọn là vít 3,5mm. Các trường hợp trên đều an toàn, không phá vỡ cuống, không có biến chứng thương tổn rễ thần kinh, động mạch đốt sống. Qua nghiên cứu trên xác chúng tôi nhận thấy rằng bắt vít vào cuống cột sống cổ thấp ở người Việt Nam là khả thi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ đoạn c3 c7, ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp do chấn thương (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)