Hộp 6.10 Tăng cường các thể chế và năng lực thông qua các quá trình phát triển quốc
gia
Ecuador: Đối thoại quốc gia tập hợp sự nhất trí phát triển bền vững. Dưới sự bảo trợ của Đối
thoại 21, các công cụ thông tin và truyền thông đã tạo ra một mặt bằng chung để tập hợp các lực lượng xã hội, chính trị, chính phủ và kinh tế xung quanh phát triển bền vững. Đồng thời, mọi người cùng nhau xây dựng sự đồng thuận về tình hình khủng hoảng, xây dựng niềm tin và thay đổi cách suy nghĩ đối đầu và đố kỵ trước đây. Các cơ quan từ bên ngoài có vai trò tạo thuận lợi, sử dụng các công cụ hỗ trợ linh hoạt và thích ứng, tận dụng các phương thức của các cơ quan địa phương và truyền cảm niềm tin giữa các nhóm khác nhau. Kinh nghiệm này có thể tạo ra mô hình nhân rộng ở các nhà nước mỏng manh khác hoặc trong các tình huống sau khủng hoảng.
Kenya: Chính sách môi trường tăng cường lồng ghép. Việc soạn thảo Chính sách sách môi
trường năm 2008 do một ban chỉ đạo quốc gia tiến hành, gồm các chuyên gia về môi trường và phát triển. Quá trình đã thu hút sự tham gia của các bên liên quan, từ chính phủ, xã hội dân sự, các cộng đồng đến các chính trị gia thông qua các lực lượng đặc trách và các cuộc tham vấn. Chính sách này nhằm tăng cường các mối gắn kết giữa ngành môi trường và phát triển quốc gia. Việc thực hiện sẽ phụ thuộc vào các kế hoạch và ngân sách ngành. Do vậy, cách tiếp cận ở đây tập trung vào tăng cường các cơ quan môi trường để tham gia cùng các bên, kể cả các cơ quan tài chính và kế hoạch.
Mozambique: Ngân sách cần thiết hỗ trợ tái thiết sau lũ lụt. Sau các trận lũ lụt và bão nhiệt đới
các năm 2000 và 2001, Chính phủ đã thành lập chương trình tái thiết sau lũ lụt, thể hiện vai trò lãnh đạo và khả năng tập hợp cộng đồng quốc tế và triển khai thực hiện có hiệu quả và minh bạch. Cam kết mạnh mẽ của chính phủ đã khuyến khích các nhà tài trợ cam kết các nguồn lực đáng kể và làm việc thông qua toàn bộ hệ thống quốc gia, kể cả ngân sách. Cam kết sau đó giúp tăng cường trách nhiệm và minh bạch trong khi tránh được các thủ tục cấp kinh phí phức tạp. Tiếp đến, nhóm công tác của quốc hội còn đảm bảo, chính phủ không chỉ chịu trách nhiệm với các đối tác bên ngoài mà còn chịu trách nhiệm trước những nhà lập pháp.
Nam Phi: Phụ nữ phân tích ngân sách và quốc hội tư vấn. Sáng kiến Ngân sách của phụ nữ phân
tích các khoản ngân sách phân bổ cho các ngành và đánh giá xem liệu những khoản được phân bổ có đủ đáp ứng cam kết chính sách không. Sáng kiến hợp tác này có sự tham gia của quốc hội và các tổ chức xã hội dân sự. Sáng kiến có hợp phần quan trọng là phản biện, nhất là phản biện về giới. Ngoài việc chứng minh cách mà loại cộng tác này có thể nâng cao được trách nhiệm và tính minh bạch về chi tiêu công, sáng kiến còn chứng minh chuyên môn của xã hội dân sự có thể bổ sung cho các năng lực của khu vực công—cũng như tăng cường toàn bộ quá trình xây dựng chính sách.
CHLB Tanzania: Các biện pháp khuyến khích bền vững cho cán bộhỗ trợ việc cung cấp dịch vụ. Chính phủ và các nhà tài trợ đã cùng nhau thể chế hoá hệ thống các biện pháp kích thích trong hoạt động dịch vụ công. Đề án Tăng lương nhanh có chọn lọc, là một phần của Chương trình Cải cách dịch vụ công, đưa ra một giải pháp đối với các vấn đề kích thích lương trong bối cảnh cải cách tiền lương rộng hơn. Nhằm giải quyết các cơ cấu lương không có tính cạnh tranh, động cơ thúc đẩy thấp và phát triển năng lực, đề án đã tập trung vào đối tượng là nhân viên có ảnh hưởng nhiều nhất đến cung cấp dịch vụ. Đề án đã tạo ra cơ hội cho các nhà tài trợ hài hoà các phương thức của họ xung quanh các hệ thống quốc gia và cố gắng giảm thiểu các méo mó trên thị trường lao động trong nước.
Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện