Hướng dẫn thêm: Các bước và ví dụ

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 72 - 74)

Khi gây ảnh hưởng một quá trình chính sách, các công cụ quan trọng nhất là cái nhìn chiến lược, linh hoạt mang tính chiến thuật và kiên trì tham gia. Các hộp 5.8 và 5.9 trình bày những kinh nghiệm cụ thể trong lồng ghép đói nghèo-môi trường ở Rwanda và Bangladesh. Bảng 5.2 đưa ra ví dụ về các cơ hội khác nhau để lồng ghép đói nghèo-môi trường với một quá trình chính sách.

Việc lồng ghép thành công các vấn đề đói nghèo-môi trường với văn bản chính sách sẽ mở ra con đường thực hiện các biện pháp ngân sách và chính sách ở các cấp quốc gia, ngành và địa phương. Ngay cả sau khi đã đưa các mối gắn kết đói nghèo-môi trường vào một văn bản chính sách, thì công việc chưa thể kết thúc; mà vẫn phải tiếp tục phối kết hợp với mọi bên chủ chốt để đảm bảo duy trì lâu dài động lực được tạo ra, thông qua quá trình chính sách (xem mục 5.4 và chương 6).

Mục tiêu Tăng trưởng Quản lý Xác định mối gắn kết đói nghèo-môi trường

Chỉ tiêu Lâm nghiệp Nước Y tế đưa vào các chỉ tiêutrong khung giám sát

Chiến lược

thực hiện Gây ảnh hưởng các chiến lược ưu tiên

Phát triển con người Tạo thu

nhập Tăng sứcdẻo dai

Vấn đề đan xen Nắm bắt các mối gắn kết

đói nghèo-môi trường

Giảm đói nghèo, môi trường, giới…

Nông nghiệp trường Môi Nước Y tế Nănglượng

Hình 5.1 Gắn kết cách tiếp cận phân tích với toàn bộ khung chính sách

Hộp 5.8 Lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với Quá trình Chiến lược Phát triển kinh tế và Giảm đói nghèo của Rwanda

Thông tin tổng quát. Tháng 1 năm 2006, Rwanda tiến hành xây dựng Báo cáo Chiến lược giảm đói nghèo (PRSP) lần thứ hai, Chiến lược Phát triển kinh tế và giảm đói nghèo (EDPRS). Số lớn các bên liên quan—gồm các bên phát triển, xã hội dân sự và các nhóm có quan tâm khác—được mời tham gia từ đầu quá trình này. Môi trường được xác định là vấn đề đan xen để lồng ghép vào chiến lược EDPRS dù trước đó, môi trường đã nhận được nhiều quan tâm từ cấp chính trị cao nhất. Tuy nhiên, năng lực trong ngành môi trường hoàn toàn thấp và phải cần đến nhiều hỗ trợ kỹ thuật để lồng ghép thành công đói nghèo-môi trường.

Những người ủng hộ đói nghèo-môi trường tham gia quá trình. Trong suốt quá trình xây dựng, một nhóm của Rwanda với sự giúp đỡ của sáng kiến PEI, UNDP-UNEP đã hỗ trợ tất cả các ngành tham gia. Công việc này đòi hỏi sự tham gia trong việc xây dựng và thẩm định các khung lôgíc của tất cả các ngành, là nền tảng của chiến lược EDPRS, góp phần cho quá trình dự thảo, xây dựng các phần của các chương được chọn, tham gia các cuộc thảo luận về giám sát, đánh giá và thẩm định một số dự thảo chiến lược EDPRS. Đóng góp chính là gửi các báo cáo tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách để làm luận cứ về ý nghĩa quan trọng của môi trường đối với sự thịnh vượng của con người và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của Rwandan. Quá trình này rất tập trung, đòi hỏi trao đổi liên tục với các ngành và các nhà hoạch định chính sách. Những người ủng hộ sáng kiến PEI thường xuyên phải báo báo cáo cùng một lúc ở một số cuộc họp. Việc nhắc lại nhiều lần các thông điệp cùng nội dung ở các bối cảnh khác nhau, chuẩn bị các công cụ cụ thể của ngành và tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ tay đôi để phổ biến các thông điệp, tỏ ra rất hiệu quả.

Vai trò chính của các bộ kế hoạch và tài chính. Các bộ này chủ trì nhóm công tác về các vấn đề đan xen, được dùng như một diễn đàn quan trọng để đưa ra luận cứ đối với các vấn đề đói nghèo –môi trường nổi bật nhất trong chiến lược EDPRS.

Tận dụng các chứng cứ cụ thể trong nước. Nhiều dữ liệu sử dụng, được thu thập cụ thể cho hoạt động này thông qua các đánh giá, gồm đánh giá tổng hợp hệ sinh thái và phân tích chi phí kinh tế của suy thoái môi trường (xem các mục 5.1 và 5.2). Từ phân tích kinh tế này, 2 loại thông tin có ảnh hưởng cụ thể: ước tính chi phí đối với chính phủ về việc sử dụng dầu diesel phát điện (65,000$ ngày) do suy thoái vùng đất ngập nước Rugezi, dẫn đến thiếu điện từ nguồn thuỷ điện (EIU 2006); và ước tính các tổn thất cho nền kinh tế quốc gia do xói mòn đất, được lượng giá ở mức gần 2% GDP.

Kết quả. Trong dự thảo cuối cùng của chiến lược EDPRS, môi trường vừa là mục tiêu theo đúng quyền lợi riêng của nó, vừa là vấn đề đan xen. Chiến lược đã đưa vào một số ưu tiên và hoạt động môi trường cho các ngành, như loại bỏ thuế nhập khẩu liên quan đến năng lượng tái tạo và hiệu suất năng lượng, tập trung vào du lịch sinh thái giá cao và các biện pháp bảo tồn đất trồng (ví dụ, các công nghệ ruộng bậc thang và nông lâm kết hợp để sử dụng đất bền vững) và các kỹ thuật thu và lấy nước cho nông nghiệp.

Nỗ lực lồng ghép thành công này còn được chuyển hoá thành tăng ngân sách đáng kể cho ngành môi trường để đảm bảo thực hiện các biện pháp chính sách, kể cả việc xây dựng các kế hoạch phát triển cấp huyện.

Chương 5. Lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với các quá trình chính sáchHộp 5.9 Lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với quá trình soạn

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)