79Tích hợp các chỉ số đói nghèo môi trường với hệ thống giám sát.

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 90 - 91)

Chương 6 Đáp ứng thách thức thực hiện

79Tích hợp các chỉ số đói nghèo môi trường với hệ thống giám sát.

Có nhiều cách để

tích hợp các chỉ số này ở các cấp quốc gia, ngành và địa phương—ví dụ, trong đánh giá định kỳ các hệ thống giám sát đói nghèo quốc gia hoặc việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, cũng như các hệ thống điều tra dân số hoặc giám sát dữ liệu thường kỳ. Quá trình này bao gồm việc tăng cường các hệ thống giám sát để nắm bắt, phân tích và phổ biến các thông tin về các vấn đề đói nghèo-môi trường. Quá trình này còn có nghĩa là xây dựng các dữ liệu nền cho các chỉ số mới về các vấn đề này (hộp 6.2).

Hộp 6.2 Tích hợp và giám sát các chỉ số đói nghèo-môi trường trong khung Chiến lược EDPRS của Rwanda

Thông tin tổng quát. Các cơ quan môi trường của Rwanda đã điều phối việc xây dựng các chỉ số

đói nghèo-môi trường và chiến lược giám sát các chỉ số trong Chiến lược Phát triển kinh tế và Giảm đói nghèo (EDPRS) quốc gia.

Cách tiếp cận. Quá trình xây dựng gồm các bước sau:

• Rà soát các tư liệu về các kết quả điều tra hiện có trong nước

• Tham gia các cuộc họp, hội thảo của nhóm công tác ngành về EDPRS • Phỏng vấn nhân viên kỹ thuật ở các ngành và các bộ

• Xác định các mối gắn đói nghèo-môi trường

• Xây dựng các tiêu chí lựa chọn—khả năng đo lường được, tính khả thi trong việc xây dựng các mức nền

• Xây dựng danh mục các chỉ số đã được đánh giá về mức độ xác đáng với chính sách theo các vấn đề ưu tiên

• Nhóm loại các chỉ số đó và xác định các nguồn dữ liệu và khả năng sẵn có dữ liệu • Lựa chọn các chỉ số để đưa vào hệ thống giám sát EDPRS

Kết quả và con đường phía trước. Nỗ lực này đã làm cho các nhà ra quyết định thừa nhận, các chỉ

số đói nghèo-môi trường là cần thiết. Tuy vậy, quá trình không dừng ở đó. Các chỉ số là một công cụ được cải tiến liên tục bằng các bài học thực tế. Các chỉ số nhằm giúp đưa ra các thông điệp để gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách ở các ngành liên quan. Do vậy, khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ cũng quan trọng như chất lượng của các chỉ số. Đây chính là thách thức phía trước.

Tăng cường các thể chế và năng lực.

Các cơ quan và cá nhân cần biết cách xây dựng

và sử dụng các chỉ số đói nghèo-môi trường, cũng như biết cách thu thập, phân tích và quản trị dữ liệu (sửa đổi các điều tra khảo sát, lưu giữ và quản trị dữ liệu và hệ thông tin địa lý). Làm việc với Cục Thống kê LHQ, các viện nghiên cứu và trường đại học, có thể là bước khởi đầu tốt theo hướng này. Một phần của nỗ lực này là việc tư liệu hoá quá trình tích hợp các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với hệ thống giám sát.

Thường xuyên phổ biến các kết quả phân tích.

Việc tích hợp các mối gắn kết đói

nghèo-môi trường trong hệ thống giám sát quốc gia là một quá trình lặp đi lặp lại. Nỗ lực này nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện về các mối gắn kết, các xu thể và các ảnh hưởng của các biện pháp chính sách để cần thiết có những điều chỉnh các chính sách và ngân sách. Cần phải tiếp tục giao lưu với một loạt các bên để duy trì nhận thức và có được phản hồi.

Thường xuyên đánh giá hệ thống giám sát.

Tập hợp các ý kiến phản hồi của người

sử dụng và người tạo ra dữ liệu, sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá định kỳ các nhu cầu, các chỉ số, các nguồn dữ liệu và các lỗ hổng dữ liệu để dần dần cải thiện tầm cỡ đói nghèo-môi trường của hệ thống giám sát quốc gia trên cơ sở tiến triển các nhu cầu, hoàn cảnh và phương tiện ( như công nghệ và các nguồn lực tài chính).

Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện

6.2 Dự thảo ngân sách và cấp kinh phí cho các biện pháp chính sách đói nghèo-môi trường

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)