Cơ hội Kiến nghị những hành động lồng ghép đói nghèo-môi trường
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
• Xây dựng biện pháp phù hợp với các ưu tiên quốc gia, ngành và đói nghèo- môi trường được xác định trong văn bản chính sách có rủi ro (xem mục 5.4) • Đánh giá các hợp phần môi trường và đói nghèo của biện pháp chính sách,
như thông qua đánh giá môi trường chiến lược hoặc các loại phân tích khác • Đưa vào các thông tin về biện pháp, các mục tiêu, thời hạn, phạm vi, các
nhiệm vụ, các bên liên quan, các đối tác, giám sát và đánh giá 2. Phân công
rõ ràng các vai trò
• Hiểu rõ các quy trình xây dựng thể chế và ra quyết định
• Đưa vào các nhiệm vụ cụ thể, như lập báo cáo hay nghiên cứu và đảm bảo các kết quả
3. Xây dựng
mối cộng tác • Làm việc với các đối tác có thể cung cấp hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện • Điều phối các sáng kiến hay dự án có các mục tiêu tương đồng
4. Thu hút các bên tham gia, nâng cao nhận thức và tăng cường thể chế và năng lực
• Tham gia cùng các bên liên quan để nâng cao chất lượng, nhất trí và làm chủ
• Nâng cao nhận thức thông qua các chiến dịch truyền thông để mở rộng đến tầng lớp những người bị ảnh hưởng bởi biện pháp chính sách
• Sử dụng các nguồn lực thể chế, con người và kỹ thuật có tính bền vững lâu dài • Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình và quản lý tài chính
5. Giám sát • Giám sát và thu thập ý kiến phản hồi về tiến độ thực hiện ra sao, kể cả theo dõi các khoản chi tiêu
• Tiến hành kiểm điểm hoặc đánh giá giữa kỳ có sự giúp đỡ của nhân viên, người thực hiện và các bên tham gia thực hiện; sử dụng những phát hiện và kiến nghị để gây ảnh hưởng những bên thực hiện còn lại
• Sử dụng định mức làm phương tiện khuyến khích các cơ quan địa phương tôn trọng các chính sách và hướng dẫn của ngành và cải thiện việc cung cấp dịch vụ
6. Đánh giá và thu thập các bài học
• Đánh giá các lợi ích của biện pháp đối với giảm đói nghèo và môi trường và phản hồi các bài học cho các quá trình liên quan, kể cả hoạch định chính sách và dự thảo ngân sách
• Sử dụng người đánh giá bên ngoài nêu các vấn đề mà người trong cuộc dễ bỏ sót
• Chia sẻ các bài học học được với người xây dựng và thực hiện biện pháp; sử dụng các bài học kinh nghiệm để gây ảnh hưởng cách triển khai các hoạt động can thiệp sau này
• Sử dụng kiểm toán để nâng cao trách nhiệm 7. Nhân rộng
Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện
Hộp 6.9 trình bày một sáng kiến hỗ trợ việc xây dựng các kế hoạch hành động môi trường cấp huyện ở Kenya. Sáng kiến nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng mối cộng tác, tham gia của các bên liên quan, tăng cường thể chế và năng lực, rút ra bài học và tận dụng các cơ hội nhân rộng nỗ lực này.
Hộp 6.9 Kenya: Lồng ghép môi trường với quy hoạch phát triển cấp huyện
Nỗ lực lồng ghép đói nghèo-môi trường của Kenya có sự hỗ trợ xây dựng các kế hoạch hành động môi trường cấp huyện ở 3 trong số 9 huyện Thiên niên kỷ (giai đoạn kéo dài dự án Làng Thiên niên kỷ, muốn chứng minh nông thôn Châu Phi có thể đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thông qua phát triển của cộng đồng): Huyện Bondo (tỉnh Nyanza), Huyện Bắc Murang (tỉnh miền Trung) và Huyện Nam Meru (tỉnh phía Đông).
Cách tiếp cận. Các kế hoạch hành động được xây dựng phù hợp với các kế hoạch phát triển cấp
huyện giai đoạn 2009–2013. Việc phát triển các huyện đưa vào những hoạt động sau: • Quy hoạch dựa vào cộng đồng, có cộng tác với Quỹ Thiên nhiên thế giới (WWF)
• Đào tạo các thành viên hội đồng môi trường huyện, các khoá bồi dưỡng và đi hiện trường • Dự thảo các kế hoạch hành động môi trường dựa vào các kết quả trên
• Các chuyến công tác chung giữa Bộ Kế hoạch và Phát triển quốc gia, Cơ quan quản lý môi trường quốc gia và sáng kiến PEI của UNDP-UNEP
• Hội thảo nhóm các bên liên quan để thẩm định dự thảo kế hoạch và xây dựng một ma trận thực hiện
• Hoàn tất các kế hoạch dựa vào các kết quả hội thảo và các ý kiến đóng góp của Cơ quan quản lý môi trường quốc gia
• Dự thảo ngân sách
• Phê duyệt kế hoạch của Uỷ ban điều hành huyện
Mặc dù một số kế hoạch hoàn chỉnh hơn các kế hoạch khác, dự án đã đúc kết được kinh nghiệm học hỏi có giá trị và đang được nhân rộng sang các huyện khác.
Các bài học rút ra. Trong số các bài học rút ra gồm có:
• Cách tiếp cận từ dưới lên đang bị thách thức vì các ưu tiên dựa vào cộng đồng chưa được đưa vào quá trình quy hoạch cấp huyện.
• Hỗ trợ cộng đồng và tạo thuận lợi quy hoạch cấp huyện được thực hiện tốt nhất thông qua các bên địa phương.
Hơn nữa, các mối gắn kết giữa môi trường và quy hoạch đã được tăng cường do có được sự hỗ trợ chung của các cơ quan khác nhau.
Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện
93
6.4 Tăng cường các thể chế và năng lực: Chính thức hoá việc lồng ghépđói nghèo-môi trường là phương thức chuẩn ghépđói nghèo-môi trường là phương thức chuẩn
Mục đích của hoạt động này là đảm bảo việc lồng ghép đói nghèo-môi trường sẽ được duy trì chắc chắn về lâu dài một khi hoàn thành nỗ lực lồng ghép ban đầu. Mục tiêu này nhằm đảm bảo việc lồng ghép lâu dài các vấn đề đói nghèo-môi trường trong các quá trình hoạch định chính sách, dự thảo, thực hiện và giám sát ngân sách. Cụ thể hơn, mục tiêu này nhằm gắn kết chặt chẽ các vấn đề đói nghèo-môi trường trong các hệ thống chính phủ và thể chế, cũng như nâng cao sự hiểu biết của những người công tác trong các hệ thống này để họ có thể cải thiện được hiệu quả thực hiện của nhà nước và đạt được các mục tiêu đói nghèo-môi trường.
Cách tiếp cận
Cách tiếp cận của hoạt động này là dựa vào sự hiểu biết chắc chắn về những gì đã làm cho các sáng kiến trước đây đạt kết quả hoặc thất bại và nắm rõ các quá trình, phương thức, thủ tục và các hệ thống chính phủ và quản lý hành chính để phát triển cách tiếp cận dài hạn nhằm chính thức hoá việc lồng ghép đói nghèo- môi trường là một phương thức chuẩn.
Kiểm kê các nỗ lực trước đây
Hoạt động bắt đầu bằng việc kiểm kê mọi nỗ lực dành cho tăng cường thể chế và năng lực kể từ khi khởi động sáng kiến lồng ghép đói nghèo-môi trường. Việc kiểm kê này bao gồm đánh giá các nhu cầu về thể chế và năng lực đã tiến hành trong nỗ lực ban đầu (xemmục 4.4) và các kinh nghiệm, bài học thu thập được thông qua những nhiệm vụ được tiến hành trước đây (xem mục 5.5).
Phân tích các quá trình chính phủ và thể chế, và xây dựng chiến lược
Trên cơ sở các thông tin có được qua quá trình, điểm bắt đầu của chiến lược là triển khai phân tích chi tiết các quy trình, các phương thức, các thủ tục và các hệ thống chính phủ và thể chế hằng ngày nhằm tận dụng những nỗ lực lồng ghép đói nghèo-môi trường trước đây và làm cho chương trình bền vững. Các cấu thành chủ yếu để cân nhắc trong chiếnlược này gồm các cấu thành sau:
Các cơ hội có tính định kỳ.
• Các cơ hội có tính định kỳ hay các quá trình định kỳ gồm
sửa đổi các văn bản chính sách như Báo cáo Chiến lược giảm đói nghèo (PRSP), chiến lược phát triển quốc gia và các chiến lược hay kế hoạch của ngành và địa phương. Việc đưa các mối gắn kết đói nghèo-môi trường khi xem xét quá trình phân bổ ngân sách quốc gia (ví dụ, khung chi tiêu trung hạn) cũng có ý nghĩa quyết định đối với các kết quả dài hạn.
Các cơ chế hợp tác về thể chế.
• Cần đưa vào các cơ chế tham gia dài hạn giữa các cơ
quan môi trường, tài chính, kế hoạch và các cơ quan ngành và địa phương. Các cơ chế này có thể dưới hình thức là các
nhóm công tác theo chuyên đề, hoặc các cuộc họp của các bên liên quan, hoặc tận dụng các ban quản lý hay các cơ chế điều phối nhà tài trợ, và các cơ chế khác. Từ đó có thể tạo ra các cơ cấu mới, hoặc thúc đẩy các cơ chế hiện có. Cần xác định các phương thức hoạt động của các
cơ chế làm việc này ( tần suất các cuộc họp, điều khoản tham chiếu, thành phần).
Ví dụ: Các cơ chế thể chế
• Ở Malawi, Uỷ ban Công tác trung ương có quyền
hạn thẩm định mọi chính sách mới để đảm bảo tính gắn kết giữa các chính sách.
• Ở Uganda, Cơ quan kế hoạch quốc gia điều phối
Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện
Vai trò, nhân lực, các cơ chế trách nhiệm.
• Các tổ chức quản lý cần phân công vai trò
(quyền lợi và trách nhiệm) và phân bổ nhân lực trong các cơ quan của mình và cần phân định các cơ chế chịu trách nhiệm và khen thưởng đối với vai trò được giao. Việc thành lập hoặc tăng cường các đơn vị và cán bộ môi trường ở các bộ ngành và các cơ quan địa phương là trung tâm của quá trình lồng ghép hiệu quả đói nghèo-môi trường.
Các thủ tục và các hệ thống.
• Việc lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với
các thủ tục và hệ thống chính phủ và hành chính, cùng như với các cơ quan liên quan là một bước cần thiết đối với các kết quả dài hạn.
Các cách tiếp cận và công cụ.
• Nên sử dụng một cách có hệ thống các cách tiếp cận và
công cụ nhất định để giám sát tiến độ và nâng cao nhận thức về việc lồng ghép đói nghèo- môi trường.