Việc đưa vào nhóm một cố vấn kỹ thuật đã đem lại các kết quả rất tích cực ở Kenya, Rwanda và CH Liên bang Tanzania Cố vấn kỹ thuật đóng góp cho việc tăng cường thể chế và năng

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 81 - 82)

và CH Liên bang Tanzania. Cố vấn kỹ thuật đóng góp cho việc tăng cường thể chế và năng lực theo một số cách, trong đó có các cách sau:

Hộp 5.11 Tham quan trao đổi: Cộng hoà Liên bang Tanzania đến Uganda; Uganda đến Rwanda

Hợp tác Nam-Nam dưới dạng các chuyến tham quan khảo sát đã mang lại các triển vọng mới và học hỏi cho những người tham gia. Các quan chức Tanzania tìm kiếm kinh nghiệm của Ugandan về cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng chiến lược giảm đói nghèo của nước mình (MKUKUTA).

Các quan chức này đã thăm Uganda để học hỏi cách nước này sửa đổi Kế hoạch Xoá đói nghèo, nhất là vai trò của Nhóm Môi trường và Tài nguyên. Cộng hòa Liên bang Tanzania đã tận dụng kinh nghiệm này khi thành lập Nhóm Công tác môi trường của nước mình.

Sau đó, một đoàn của Uganda đến công tác ở Rwanda để học hỏi kinh nghiệm của Rwanda về lồng ghép các vấn đề đói nghèo-môi trường với các quá trình quy hoạch phát triển quốc gia. Gần đây, Rwanda đã xây dựng xong Chiến lược Phát triển kinh tế và Giảm đói nghèo, trong đó đã lồng ghép rất thành công các mối gắn kết đói nghèo-môi trường. Vào thời điểm tham quan, Uganda bắt đầu quá trình kiểm điểm Kế hoạch Hành động xoá đói nghèo. Dưới đây là một số nhận xét chính về chuyến tham quan khảo sát:

• Khi môi trường được coi là một ngành riêng và một vấn đề đan xen trong chiến lược quy hoạch quốc gia, thì sẽ có cơ sở chắn chắn để lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường trong toàn chiến lược.

• Vai trò tích cực trong công việc của Bộ Tài chính và Quy hoạch kinh tế, bộ chỉ đạo quá trình EDPRS, có ý nghĩa quyết định trong việc lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với kế hoạch của tất cả các ngành.

• Quá trình này đòi hỏi kiên trì tham gia của các cán bộ kỹ thuật môi trường ở các giai đoạn khác nhau, kể cả nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực các ngành.

• Sự ủng hộ chính trị cấp cao, các thể chế mạnh và văn hoá ứng xử tuân thủ pháp luật ở Rwanda trở thành phương tiện thúc đẩy các phương thức bền vững về môi trường như bằng chứng về việc cưỡng chế thành công lệnh cấm sử dụng túi nilông.

Chương 5. Lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với các quá trình chính sách

• Đào tạo trong công việc đối với về các vấn đề đói nghèo-môi trường

• Tao ra những đóng góp không thiên vị về hoạch định chính sách cho quá trình, kể cả

các thông điệp và truyền thông có mục tiêu

• Chia sẻ tri thức về các công cụ phân tích cụ thể có liên quan đến các vấn đề đói nghèo-

môi trường

Mặc dù việc luân chuyển nhân viên có thể là một vấn đề ngắn hạn, nhưng việc thành lập

nhóm lồng ghép đói nghèo-môi trường là một bước cần thiết để tăng cường thể chế và

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)