Hướng dẫn thêm: Các nguồn

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 48 - 50)

Các nước quan tâm đến nâng cao nhận thức và xây dựng các đối tác có thể dựa vào một số phương pháp luận và công cụ hiện có, cũng như các kinh nghiệm trước đây của các nước khác.

Một số nước đã thành công trong việc sử dụng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các công cụ khác để nâng cao nhận thức các đối tượng khác nhau. Các phương pháp đó bao gồm các báo cáo tóm tắt về chính sách, bản tin quốc gia hay vùng và các chương trình phát thanh.

Có thể tìm thêm hướng dẫn khác trong Bền vững của truyền thông: Làm thế nào tạo ra các chiến dịch truyền thông cộng đồng hiệu quả (Tính bền vững của truyền thông, UNEP và Futerra 2005), tài liệu hướng dẫn dành cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia truyền thông. Phát hành bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, hướng dẫn cung cấp nhiều lời khuyên, ý tưởng và các nghiên cứu điển hình trên thế giới, có thể thích ứng các nhu cầu truyền thông cụ thể của các nước.

Ví dụ: Các bộ cộng tác ngăn chặn suy thoái môi trường ở Mozambique

Ở Mozambique, các bộ chịu trách nhiệm về môi trường và kế hoạch, cùng đóng góp vào việc giảm đói nghèo bằng cách giúp một cộng đồng có thể ngăn chặn suy thoái môi trường địa phương. Là một phần của sáng kiến PEI hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Phát triển và Bộ Điều phối các vấn đề môi trường, một dự án thí điểm được đề xướng, giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể do cộng đồng địa phương xác định ở thành phố Madal. Trong mùa mưa, nhà cửa và đường sá ở đây thường bị cuốn trôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế. Nhóm sáng kiến PEI đã giúp cộng đồng xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề —xói mòn đất—và sau đó, hỗ trợ cộng đồng hành động khắc phục. Bằng cách trồng cây và ổn định hai bờ sông, xói mòn đất đã giảm đáng kể. Chứng kiến những kết quả này, cán bộ điều phối dự án PEI ở Bộ Môi trường đã thừa nhận”Các cộng đồng có thể giải quyết các vấn đề môi trường của họ bằng các sáng kiến địa phương nếu người dân có thông tin và được tập huấn hợp lý bởi vì sau đó, họ có thái độ tích cực và chủ động và có thể thấy những lợi ích mang lại cho sự thịnh vượng của họ.” Một người thụ hưởng dự án nhận xét: “Sáng kiến này đã thức tỉnh nhận thức của dân làng về bảo vệ môi trường và hiểu rõ hơn suy thoái môi trường có thể ảnh hưởng ra sao đến việc tạo thu nhập.”

Chương 4. Tìm kiếm các cơ hội và đưa ra luận cứ

Liên quan đến các đối tác, Bộ sách hướng dẫn về xây dựng các đối tác (Tennyson 2003) tận dụng kinh nghiệm của những người từng đi đầu trong đổi mới quan hệ đối tác. Bộ sách này đã tổng quan một cách xúc tích các cấu thành thiết yếu để làm cho việc xây dựng mối cộng tác có hiệu quả và được phát hành bằng 6 ngôn ngữ.

4.4 Đánh giá các nhu cầu thể chế và năng lực

Để thiết kế một sáng kiến lồng ghép đói nghèo-môi trường bén rễ được trong các năng lực thể thể chế quốc gia và địa phương, điều cấp thiết là phải đánh giá các nhu cầu thể chế và năng lực thông qua hoạt động đánh giá các nhu cầu. Việc đánh giá này tập trung sự quan tâm vào các năng lực hiện có và những mặt mạnh và mặt yếu liên quan đến lồng ghép đói nghèo-môi trường.

Mục tiêu là cân nhắc các nhu cầu thể chế và năng lực trong sáng kiến lồng ghép đó và đảm bảo có được sự tham gia hiệu quả của mọi bên ở cấp quốc gia. Hoạt động đánh giá các nhu cầu cần cân nhắc cả những thách thức trước mắt lẫn những thách thức sẽ gặp phải trong các giai đoạn sau của nỗ lực lồng ghép.

Cách tiếp cận

Đánh giá các nhu cầu trước hết tập trung vào việc xác định mức độ hiểu biết của các bên ở cấp quốc gia về các mối gắn kết đói nghèo-môi trường và đánh giá ở mức độ nào sẽ đạt được những hiểu biết cơ bản, chia sẻ được những hiểu biết để giúp các cơ quan chính phủ và phi chính phủ khác nhau hình thành—và duy trì được —các mối quan hệ cộng tác cho việc lồng ghép đói nghèo-môi trường có kết quả. Việc chia sẻ những hiểu biết này cần bao quát khía cạnh giới cũng như các các khía cạnh cụ thể của ngành. Dựa vào những kết quả đó, hoạt động đánh giá các nhu cầu thể chế và năng lực sau đó có thể nêu bật những phương án lựa chọn để tăng cường và nâng cao hiểu biết các vấn đề đói nghèo-môi trường trong các điều kiện cụ thể. Sau khi đánh giá các mức độ hiểu biết về các mối gắn kết đói nghèo-môi trường, bước tiếp theo của đánh giá là xem xét năng lực ở tất cả các giai đoạn của một chu trình quy hoạch.

Việc đánh giá cần tập trung vào các năng lực và các nhu cầu ở cấp các cơ quan— chủ yếu là các bộ môi trường, kế hoạch, tài chính và các bộ ngành chủ chốt khác—cũng với các cấp thể chế và xã hội rộng hơn, thay vì chỉ tập trung ở cấp cá nhân. Ví dụ, năng lực của một nước thích ứng với các tác động biến đổi khí hậu cần được đánh giá bằng cách rà soát các năng lực của hàng loạt cơ quan, mức độ thông tin và nguồn lực hiện có, thiện chí chính trị để giải quyết vấn đề và sự hiểu biết các rủi ro tiềm tàng. Đồng thời, cần phải đánh giá các thể chế và năng lực có liên quan đến các hoạt động trong tương lai của một quá trình lồng ghép đói nghèo-môi trường, bao gồm sự tham gia rộng rãi của các bên, phân tích, xây dựng tầm nhìn, xây dựng chính sách, tác nghiệp quản lý và giám sát đói nghèo-môi trường. Các khái niệm này được minh hoạ trong hình 4.2.

Lúc đầu, đánh giá các nhu cầu cần dựa vào các đánh giá sơ bộ về các mối gắn kết đói nghèo-môi trường và các bối cảnh chính phủ, thể chế và chính trị (xem các mục 4.1 và 4.2). Đánh giá cũng cần dựa vào các nhu cầu thể chế và năng lực hiện có, cũng như bất kỳ chương trình tăng cường năng lực thể chế hiện có với trọng tâm là môi trường, kể cả các chương trình do các bên phát triển tiến hành như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Ngân

Chương 4. Tìm kiếm các cơ hội và đưa ra luận cứ

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 48 - 50)