Chương 7 Kết luận và Con đường phía trước

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 109 - 110)

Cách tiếp cận này còn đưa ra một khung công tác hiện tại và tương lai linh hoạt về lĩnh vực lồng ghép đói nghèo-môi trường . Cộng tác chặt chẽ với các đối tác của mình, UNDP và UNEP có kế hoạch phát huy cuốn sách hướng dẫn này và các tài liệu hướng dẫn khác, trong ba lĩnh vực:

Công tác phân tích

để có thể hỗ trợ việc lồng ghép đói nghèo- môi trường, như các đánh giá nhu cầu về thể chế và năng lực, các đánh giá tổng hợp hệ sinh thái, các phân tích kinh tế, các đánh giá môi trường chiến lược, dự toán kinh phí và dự thảo ngân sách

Lồng ghép đói nghèo-môi trường theo triển vọng của vấn đề môi trường cụ thể

như biến

đổi khí hậu, quản lý hợp lý hoá chất, quản lý đất đai bền vững, tiêu thụ và sản xuất bền vững và quản lý tài nguyên nước

Lồng ghép đói nghèo-môi trường nhằm vào các ngành phát triển ưu tiên

như y tế, nông

nghiệp, nghề cá, quản lý đất đai, lâm nghiệp, nước và vệ sinh, giao thông và năng lượng, phát triển công nghiệp, thương mại và giáo dục

Do ngày càng có nhiều nước triển khai các nỗ lực lồng ghép các mối gắn kết đói nghèo-môi trường với quy hoạch phát triển quốc gia, rất nhiều kinh nghiệm và bài học được đúc kết về lồng ghép đói nghèo-môi trường chắc chắn tích luỹ nhanh và theo cấp số mũ. Để các thông tin được lưu hành, UNDP và UNEP có kế hoạch cập nhật cuốn sách hướng dẫn này và cung cấp các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật liên quan. Để có sự gắn kết với các tài liệu liên quan do nhóm sáng kiến PEI của UNDP-UNEP xuất bản, xin truy nhập địa chỉ www.unpei.org.

Lồng ghép các mối quan tâm đói nghèo-môi trường vào trung tâm quy hoạch và thực hiện phát triển đòi hỏi thời gian và nỗ lực lâu dài. Nhưng những người ủng hộ ở nhiều nước đang đạt được tiến bộ quan trọng: các cơ quan môi trường điển hình hoạt động bên ngoài của phát triểnđã tìm ra được những cơ hội thâm nhập các quá trình hoạch định chính sách quốc gia, sự đóng góp của môi trường đã được tích hợp một cách có hệ thống với các Báo cáo Chiến lược giảm đói nghèo (PRSP), các lý lẽ kinh tế đã được sử dụng để thuyếtphục các nhà ra quyết định tăng mức đầu tư và các cơ quan của các ngành chủ chốt đã đưa vào các mối gắn kết đói nghèo-môi trường như một hệ số trong các chương trình của ngành mình ở cấp địa phương.

Bằng cách tiếp tục công tác này, những người thực hiện có thể giúp đảm bảo cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên được quản lý theo con đường giảm bớt đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)