Chương 5 Lồng ghép các mối gắn kết đóinghèo-môi trường với các quá trình chính sách

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 58 - 59)

47

Một số nguyên tắc chủ yếu của khung Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ và kinh nghiệm trong nước sẽ định hình việc thiết kế những đánh giá tổng hợp hệ sinh thái.

Con người là trung tâm.

Tuy đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ thừa nhận, rằng các

hệ sinh thái có giá trị nội tại, nhưng việc đánh giá lại tập trung khai thác tối đa sự thịnh vượng của con người ở hiện tại và theo thời gian. Việc đánh giá này liên quan đến những tác động đối với các nhóm người khác nhau (như khác nhau về tuổi tác, giới tính và vị trí địa lý) và chứng minh giữa con người và các hệ sinh thái tồn tại mối tương tác động. Điều kiện của con người làm thay đổi các hệ sinh thái và những thay đổi của các hệ sinh thái gây ra những thay đổi về sự thịnh vượng của con người. Hộp 5.2 trình bày các ví dụ về các hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu do chính con người gây ra.

Hộp 5.2 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ hệ sinh thái?

Các hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, gồm có: Các hệ sinh thái biển và ven biển:

thuỷ sản, điều hoà khí hậu, bảo vệ trước bão/lụt, giao

thông, tuần hoàn nước ngọt và dinh dưỡng, du lịch, giá trị văn hoá

Rừng và đất rừng:

thụ phấn, thức ăn, gỗ, điều hoà nước, chống xói mòn, thuốc chữa bệnh, du lịch, giá trị văn hoá

Các vùng đất khô:

giữ ẩm trong đất, tuần hoàn dinh dưỡng, thức ăn, sợi, thụ phấn, nước ngọt, điều hoà nước và khí hậu, du lịch, giá trị văn hoá

Các hệ sinh thái núi:

nước ngọt, thức ăn, dược thảo, điều hoà tai biến tự nhiên và khí hậu, chăn thả động vật, du lịch, giá trị văn hoá

Các hệ sinh thái canh tác:

lương thực, sợi, nhiên liệu, thụ phấn, tuần hoàn dinh dưỡng, kiểm soát vật hại, nước ngọt

Nguồn: WRI 2008.

Đánh giá tổng hợp.

Đánh giá tổng hợp hệ sinh thái bao gồm những phân tích hiện

trạng lẫn tiềm năng tương lai của các dịch vụ hệ sinh thái theo các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế. Đánh giá cung cấp thông tin về một loạt yếu tố, cách thức mà các yếu tố đó tương tác ra sao để ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cũng như toàn bộ chuỗi các dịch vụ hệ sinh thái bị ảnh hưởng thế nào bởi những thay đổi về hệ sinh thái đó.

Đa ngành.

Đánh giá tổng hợp hệ sinh thái được tiến hành tốt nhất là do một nhóm

các chuyên gia liên ngành, bao gồm các chuyên gia môi trường, các nhà xã hội học, các chuyên gia giới, các nhà kinh tế và các nhà khoa học chính trị. Những chuyên môn này có thể có các cách nhìn và hiểu biết khác nhau về các mối tương tác giữa các hệ sinh thái và sự thịnh vượng của con người, do vậy sẽ tăng cường đánh giá toàn diện và các kết quả đánh giá.

Tham gia rộng rãi.

Đánh giá tổng hợp hệ sinh thái tốt nhất được triển khai thông qua

cách tiếp cận tham gia rộng rãi, phối hợp chặt chẽ với các nhà ra quyết định và các bên mà công việc của họ chịu ảnh hưởng của các kết quả đánh giá. Việc lựa chọn các vấn đề và loại tri thức để đưa vào đánh giá có thể có xu hướng đáp ứng các bên liên quan bằng cái giá của các bên khác. Do vậy, phải tăng cường tính tiện dụng của một đánh giá bằng cách nhận dạng và giải quyết bất kỳ sự thiên vị có tính cơ cấu nào trong khâu thiết kế đánh giá.

Dựa vào tri thức.

Việc đưa vào một cách hiệu quả các loại tri thức khác nhau trong một

đánh giá, có thể vừa hoàn chỉnh được những phát hiện của đánh giá, vừa giúp nâng cao khả năng chấp nhận của các bên liên quan, là những bên có thể mang đến các tri thức quan trọng về lĩnh vực đánh giá tự nhiên và các điều kiện tự nhiên (như dân bản địa, các cộng đồng bị bần cùng, phụ nữ).

Đa quy mô.

Các nỗ lực cần tập trung vào cả quy mô không gian lẫn quy mô thời gian

để bao quát các quá trình tự nhiên liên quan đến vấn đề được xem xét và huy động sự tham gia của bên có thể ảnh hưởng đến thay đổi ở quy mô đó. Đơn vị cơ bản cần quan tâm là bản thân hệ sinh thái (ví dụ: lưu vực sông, tính hoang dã, đường di cư). Các thông tin cụ thể của hiện trường không thể lúc nào cũng tổng hợp hợp được để phân tích các xu thế quốc gia hay toàn cầu. Tuy nhiên, việc triển khai đánh giá ở nhiều quy mô không gian, từ địa phương đến cấp quốc gia hay khu vực, sẽ cung cấp hiểu biết sâu về các xu thế và các quá trình một cách rộng hơn. Về tầm cỡ thời gian, có thể sử dụng các dự báo và kịch bản biến đổi khí hậu (hộp 5.3) để có thông tin cho đánh giá.

Hộp 5.3 Mô hình hoá biến đổi khí hậu

Từ lâu, cộng đồng phát triển đã làm việc về các dự báo và kịch bản biến đổi khí hậu.Một số các mô hình kịch bản khí hậu chính đang được sử dụng là Mô hình khí hậu toàn cầu, Mô hình thống kê quy mô giảm (DownScaling), PRECIS (Cung cấp dữ liệu khí hậu khu vực cho các nghiên cứu tác động) Hệ thống mô hình hoá khí hậu khu vực và MAGICC/SCENGEN (Mô hình đánh giá biến đổi khí hậu do khí nhà kính gây ra/

Công cụ xây dựng kịch bản khí hậu khu vực). Cộng đồng phát triển đã dành nhiều nỗ lực cho việc tăng cường các thể chế và năng lực.Ví dụ, Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh đã triển khai đào tạo có mục tiêu về mô hình hoá biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển. Việc tăng cường các thể chế và năng lực mô hình hoá biến đổi khí hậu, cung cấp thông tin cho các hoạt động đánh giá tổng hợp hệ sinh thái bằng các kịch bản khí hậu và hỗ trợ duy trì việc lồng ghép đóinghèo-môi trường bằng các tri thức khoa học.

Tính thích hợp của chính sách.

Khu vực địa lý để tiến hành đánh giá cần xác định một

cách cẩn thận, nên là khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tham gia quá trình lồng ghép. Để có được các kết quả chính xác nhất từ đánh giá tổng hợp hệ sinh thái, khu vực được chọn phải là khu vực có sẵn các thông tin và dữ liệu quan trọng về khu vực. Chức năng chính của đánh giá là tổng hợp các thông tin hiện có bằng cách kết hợp các nguồn dữ liệu khác nhau—chính thức hay không chính thức, định tính hay định lượng. Cuối cùng, eo hẹp về ngân sách cũng có thể hạn chế phạm vi của khu vực được đánh giá.

Kịp thời.

Do đánh giá tổng hợp hệ sinh thái sẽ đưa ra các chứng cứ cụ thể trong nước,

có thể sử dụng để truyền thông, nâng cao nhận thức và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng của việc quản lý môi trường bền vững, việc đánh giá cần được triển khai trước khi xây dựng và thực hiện quá trình chính sách mà nỗ lực lồng ghép cố gắng gây ảnh hưởng đến (xem mục 5.3). Tuy nhiên, thông tin do đánh giá tạo ra, có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào để gây ảnh hưởng đến các quá trình quy hoạch đang thực hiện hoặc trong tương lai (ví dụ: quá trình chính sách, quá trình dự thảo ngân sách hoặc quá trình quy hoạch địa phương).

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 58 - 59)