Hướng dẫn thêm: Các cơ hội chủ yếu

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 98 - 100)

Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện

Bảng 6.1 Đưa đói nghèo-môi trường vào quá trình ngân sách

Cơ hội Kiến nghị những hành động lồng ghép đói nghèo-môi trường

Báo cáo thực hiện ngân sách của (các) năm tài chính trước

• Đánh giá và kiểm điểm các khoản phân bổ ngân sách hiện có và mức chi tiêu cho các biện pháp đói nghèo-môi trường ở bộ chủ trì, các ngành và các cơ quan địa phương

• Dùng các kết quả đánh giá độc lập về chi tiêu công cho môi trường hoặc các phân tích kinh tế khác để cung cấp thông tin cho việc đánh giá toàn bộ chi tiêu công • Kiểm tra xem đã thực sự nhận được ngân sách cấp theo kế hoạch cho các biện

pháp đói nghèo-môi trường chưa và đã thực hiện các biện pháp theo kế hoạch chưa

• So sánh các khoản chi tiêu với các yêu cầu tài chính ban đầu để xác định khiếm khuyết trong cấp kinh phí

• Làm việc chặt chẽ với các ngành và các bên địa phương; tổ chức các nhóm công tác/cuộc họp tham vấn để thảo luận và soạn thảo các báo cáo nhân sách ngành và địa phương để cân nhắc các biện pháp và vấn đề đói nghèo-môi trường Thông tư

yêu cầu và hướng dẫn ngân sách

• Tích hợp những hướng dẫn về dự thảo ngân sách đói nghèo- môi trường với thông tư yêu cầu ngân sách do Bộ Tài chính gửi; nếu cần, tích hợp các mã ngân sách mới đối với các khoản chi tiêu liên quan đến môi trường trong các văn bản này Dự thảo ngân sách ngành và địa phương

• Hỗ trợ dự thảo ngân sách cho các vấn đề đói nghèo-môi trường, kể cả đánh giá các khoản thu từ tài nguyên ở từng cấp

• Đảm bảo các cơ quan địa phương được thụ hưởng từ việc cấp kinh phí thoả đáng để tránh thu hoạch quá mức tài nguyên địa phương

Sửa đổi các khoản ngân sách trình

• Các ngành và cơ quan địa phương trình dự thảo ngân sách cho Bộ Tài chính, để thảo luận ngân sách với các bộ khác; đảm bảo hiểu đúng các mối gắn kết đói nghèo-môi trường ở mọi cấp sao cho các cơ quan quốc gia, ngành và địa phương có thể đưa vào ngân sách các khoản kinh phí giải quyết các ưu tiên đó

Lựa chọn các ngành hoặc chương trình ưu tiên và phân bổ ngân sách

• Khuyến khích việc đưa các biện pháp đói nghèo-môi trường vào ngân sách của các ngành và chương trình ưu tiên; các lĩnh vực ưu tiên cần được phân bổ nguồn lực và có thể được bảo vệ đặc biệt không bị cắt ngân sách theo giải ngân trong năm (Wilhelm và Krause 2007); các hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên được theo dõi chặt chẽ khi thực hiện

• Đảm bảo tăng phân bổ ngân sách cho bản thân ngành môi trường; không có đóng góp nhiều hơn của ngành môi trường và hỗ trợ kỹ thuật, chắc chắn việc lồng ghép đói nghèo-môi trường sẽ không bền vững

Thảo luận và duyệt ở quốc hội

• Khuyến khích tính minh bach và công khai thông tin tài chính cho quốc hội và dân chúng; khuyến khích kiểm tra việc thực hiện ngân sách, các kết quả và các khoản phân bổ ngân sách mới

Thực hiện ngân sách và quản lý chi tiêu

• Một khi đã phân bổ các nguồn kinh phí, thì áp dụng các phương thức tốt về quản lý chi tiêu

• Kiểm tra xem các khoản chi tiêu công có đạt được kết quả dự định không và có đóng góp gì cho chiến lược gắn kết để đạt được các mục tiêu đói nghèo-môi trường

Chương 6. Đáp ứng thách thức thực hiện6.3 Hỗ trợ các biện pháp chính sách ở các cấp quốc gia, ngành và

Một phần của tài liệu Lồng ghép các mối Liên hệ giữa đói nghèo–môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện (Trang 98 - 100)