ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (30’) 1 Đọc văn bản (2’)

Một phần của tài liệu Bài soạn Van 10 (Chuẩn không cần chỉnh) (Trang 69 - 71)

1. Đọc văn bản (2’)

2. Hiểu văn bản (28’)

* Nhàn: (2’)

- Không vất vả, cực nhọc. - Sống hoà hợp với tự nhiên.

- Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

2.1) 2 câu đầu: Lối sống nhàn: (7’)

- Liệt kê: mai, cuốc, cần câu -> dụng cụ nhà nông.

- Dẫu ai vui thú nào -> Câu cảm - dẫu ai có vui thú nào cũng mặc ta cứ theo cách sống của ta.

- Nhịp điệu của câu 1: 2/2/1/2 -> diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình trong cuộc sống hàng ngày + 3 tiếng “một” trong câu thơ ta nhận ra nhu cầu cuộc sống của tác giả thật giản dị.

- 2 tiếng “thơ thẩn” -> gợi ra trạng thái con

có giá trị ra sao?

- HS đọc 4 câu tiếp theo. Em hiểu những câu tiếp nói lên nội dung gì?

+ Em hiểu 2 tiếng “ta dại”, “người khôn” nhằm nhấn mạnh điều gì?

+ Cách sử dụng từ “Vắng vẻ”, “lao xao” có ý nghĩa ntn?

=> 4 câu nói chung thể hiện vấn đề gì? Cụ thể của cuộc sống đó thể hiện bằng những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

- HS đọc 2 câu cuối. Ý?

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nhằm mục đích gì?

=> Ý chung của 2 câu thơ?

người thật nhàn hạ thảnh thơi. Đó là con người vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu, tư dục + Cụm từ “ dẫu ai vui thú nào”-> tác giả không hề bận tâm tới lối sống bon chen, chạy đua với danh lợi

khẳng định cách sống của mình đã chọn. Đó làlối sống an nhàn, không vất vả, không cưc nhọc.

2.2) 4 câu tiếp: Quan niệm sống. (10’) - Hai tiếng “ta dại”, “người khôn” -> khẳng

định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai với người khác mình. Ta ngu dại của một bậc đại trí “Đại trí như ngu”. Nghĩa là người có trí tuệ lớn không khoe khoang, bề ngoài xem ra rất vụng về, dại dột. Khi nói “ta dại” nhà thơ có phần kiêu ngaọ với cuộc đời đâu vắng vẻ không phải xa lánh cuộc đời mà đấy là nơi mình thích thú được sống thanh nhàn. “ Vắng vẻ” đối lập với “lao xao” để làm rõ sự đối lập về cách sống. “Chốn lao xao” -> là nơi quan trường đua tranh danh lợi, là nơi chợ búa giành giật hãm hại lẫn nhau.

=> Bốn câu thơ thể hiện quan niệm của tác giả về triết lý sống nhàn. Đó là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân hoà hợp với tự nhiên.

- Măng trúc, giá đỗ, ao tù, hồ sen, tất cả đều gần gũi với đời sống lao động. Đó là cuộc sống quê mùa chất phác, thuần hậu, đạm bạc. Con người gần gũi với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, tìm thấy những gì mình thích thú. Mùa nào thức ấy, sẵn có quanh mình chẳng phải tìm kiếm vất vả gì. Thật an nhàn.

2.3) 2 câu cuối: Triết lý nhân sinh. (7’) - Mượn tích cũ người xưa, Nguyễn Bỉnh

Khiêm một lần nữa khẳng định lối sống cho riêng mình.

- Tìm đến “say” mà rất tỉnh táo, tỉnh táo nhận ra “phú quý tựa chiêm bao” -> phú quý là phù vân, chỉ có nhân cách là còn mãi.

=> 2 câu thơ có giá trị tổng kết về lối sống nhàn, một nhân cách thanh cao và một trí

- Qua cảnh nhàn, nhà thơ bày tỏ quan niệm về cuộc sống ntn?

-

GV nhấn mạnh:Bài thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản: không vất vả, không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân, hoà hợp với tự nhiên, không tham danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.

- Em nhận xét ntn về nhịp điệu, ý tưởng của bài thơ?

Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học (2’)

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Anh (chị) co suy nghĩ ntn về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

tuệ uyên thâm. Câu thơ còn ẩn chứa một ý nghĩa răn dạy kín đáo, nhẹ nhàng.

3. Tổng kết (3’)

a) Nghệ thuật:

- Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. - Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa,

- Ngôn từ: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.

 Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc danh Nho ẩn sĩ đồng thời còn biểu hiện được niềm tin về lối sống mà tác giả tự lựa chọn: tìm đường ẩn dật để giữ cho cốt cách được trong sạch.

b) Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Thái độ coi thường danh lợi.

- Luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.

4. Củng cố, dặn dò (2’)- Ghi nhớ, sgk. - Ghi nhớ, sgk.

- Nắm nội dung bài học, thực hiện yêu cầu của hoạt động 4.

Một phần của tài liệu Bài soạn Van 10 (Chuẩn không cần chỉnh) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w