BÀI VIẾT SỐ 3 (10’)

Một phần của tài liệu Bài soạn Van 10 (Chuẩn không cần chỉnh) (Trang 43 - 46)

1. Đề bài :

Hãy đóng vai nhân vật Tấm kể lại cuộc sống của Tấm qua những lần hóa kiếp theo ngôi kể thứ nhất.

2. Đáp án :

HS cần thực hiện được những yêu cầu sau:

Hoạt động 4: (2’)

Hướng dẫn HS tự học.

- Tham khảo những bài viết có liên quan tới câu chuyện mà đề bài nêu ra.

- Vận dụng những kiến thức đã học làm bài văn số 3. - Xây dựng những chi tiết kì

ảo, hoang đường bằng trí tưởng tượng phong phú của bản thân.

- Nội dung: Kể lại diễn biến của câu chuyện từ sự việc Tấm bị dì ghẻ chặt cây cau và chết cho đến hết.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (đóng vai nhân vật Tấm). - Kĩ năng kể chuyện:

+ Vận dụng những kĩ năng đã học: kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

+ Bước đầu xây dựng những yếu tố kì ảo, hoang đường trong chuyện kể.

- Hình thức:

+ Đảm bảo đúng bố cục 3 phần của bài làm văn. + Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. + Phân tách ý rõ ràng.

3. Biểu điểm :

- 9– 10 điểm: bài viết tốt, có cảm xúc, không mắc lỗi. - 7 – 8 điểm: bài viết đạt yêu cầu về nội dung, có cảm

xúc, còn mắc một số khuyết điểm trong diễn đạt, từ ngữ…

- 5 – 6 điểm: hình thành được cốt truyện, diễn đạt còn hạn chế, còn mắc lỗi chính tả…

- Dưới 4 điểm: bài viết chưa đạt yêu cầu cả nội dung và hình thức.

4. Dặn dò (1’)

- Viết bài, nộp sau 4 ngày.

- Chuẩn bị nội dung bài Khái quát văn học VN từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX..

---

Tuần 12

Tiết 34 + 35: Văn học sử

Ngày soạn: 28/10/2010

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Mức độ cần đạt :

- Nắm được nội dung và những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của văn học thời kì này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :

a) Kiến thức:

- Văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, hịch, cáo, … cho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kí … do tầng lớp trí thức sáng tác.

- Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại.

b) Kĩ năng:

Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại.

3. Thái độ :

Có thái độ trân trọng và yêu quý, nâng niu và giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha đã để lại.

B. CHUẨN BỊ

3. Giáo viên :

- Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Đoc – hiểu văn bản, phân tích, vấn đáp, thuyết giảng…

4. Học sinh :

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong sgk. - Phương tiện: Vở soạn, sgk, tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (không)

3. Bài mới (44’) – Tiết 34

Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

(1’)

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.

HS trình bày những hiểu biết của mình về thời đại và lịch sử:

- VHTĐ VN ra đời và phát triển dưới chế độ xã hội nào?

- Thời kì lịch sử phong kiến chịu ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ của những tư tưởng tôn giáo nào?

I.THỜI ĐẠI VÀ LỊCH SỬ (10’)

1. VHTĐ VN ra đời và phát triển dưới chế độ xã hội phong kiến (Từ năm 938 cho đến lúc suy vong). 2. Đặc điểm:

- Chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (chủ yếu là Nho giáo và Phật giáo).

 Có ảnh hưởng tới các sáng tác văn học (hình thành

 Nó ảnh hưởng ntn tới các sáng tác của văn học trung đại?

- Lịch sử dân tộc ta từ khi nhà nước phong kiến được thiết lập (938) đến hết tk XIX có đặc điểm gì?

+ Hãy chỉ ra những cuộc chiến tranh ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước thăng trầm của lịch sử như vậy đã tôi luyện nên những phẩm chất gì ở người dân VN ta?

+ Những phẩm đó được phản ánh ntn trong thơ văn?

 Chúng ta cần phải có thái độ, tình cảm ntn khi nhìn nhận về đất nước, về dân tộc? (yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc  hành động học tập để gây dựng tương lai vững mạnh của tổ quốc).

- Theo em biết, VH thời kì này còn có những tên gọi nào khác? Cơ sở đặt tên của mỗi tên gọi đó?

- VHTĐ VN phát triển qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

mảng thơ thiền thời Lí Trần, những tác phẩm mang đậm tư tưởng tôn giáo về tinh thần yêu nước, chí làm trai …) - Dân tộc trải qua một chặng đường lịch sử với những

bước thăng trầm ở mỗi giai đoạn nhất định:

+ Từ thế kỉ X – XV, dân tộc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược để bảo vệ chủ quyền và gây dựng một đước giàu mạnh (chống Tống, chống Mông – Nguyên, chống Minh).

+ Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến VN đã có chiều hướng suy thoái. (tk XVI, nước ta bị chia cắt thành 2 miền – đàng trong và đàng ngoài; 1442, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, non sông thu về một mối). + Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, nước ta nằm trược

hiểm họa xâm lăng của thực dân Pháp. Cho đến cuối tk XIX, Pháp đã tiến hành công cuộc “khai hóa văn minh cho người An Nam” với kế hoạch xâm lược thâm độc và tàn bạo.

 Bước thăng trầm của lịch sử đã tôi luyện cho người dân VN những phẩm chất tốt đẹp: tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm, niềm tự hào, tự tôn dân tộc… đã trở thành những truyền thống đạo lí của người dân VN từ xưa cho tới nay.

 Đi vào sáng tác văn học một cách tự nhiên mà đầy sáng tạo nghệ thuật với niềm tự hào, tự cường, tự tôn dân tộc qua mỗi giai đoạn nhất định.

II. KHÁI NIỆM ( 5’)

Văn học thời kì này còn có những tên gọi khác sau:

1. Văn học phong kiến (ra đời và phát triển dưới chế độ phong kiến).

2. Văn học bác học (nền văn học này chủ yếu do các trí thức phong kiến, các nhà khoa bảng sáng tác).

3. Văn học trung đại (căn cứ vào thời kì lịch sử).

Một phần của tài liệu Bài soạn Van 10 (Chuẩn không cần chỉnh) (Trang 43 - 46)