NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Bài soạn Van 10 (Chuẩn không cần chỉnh) (Trang 49 - 53)

(10’)

1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:

a) Tính quy phạm là gì?

- Là đặc điểm nổi bật của VH Trung đại. - Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu.

b) Nội dung tính quy phạm:

- Quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”. - Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu NT có sẵn từ

xưa.

- Thể loại VH: qui định chặt chẽ về kết cấu, niêm, luật - Cách sử dụng thi văn liệu: sử dụng nhiều điển tích,

điển cố Trung Quốc. - Thiên về ước lệ, tượng trưng.

- Cử HS đại diện cho tổ trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung, GV hoàn chỉnh câu trả lời cho HS ghi vào vở. (4) Nhóm 1 trình bày đặc điểm “tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm”. (5) Nhóm 2 trình bày đặc điểm “khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị”.

(6) Nhóm 3 trình bày đặc điểm “tiếp thu và dân tộc hóa những tinh hoa văn học nước ngoài”.

VD:

- Sáng tạo thơ Nôm Đường luật và đạt được những thành công đáng kể ở các sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm….

- Sáng tạo các thể thơ dân tộc: hát nói, ngâm khúc, truyện thơ..

- Sử dụng thi liệu của VN (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến….)

Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

GV hướng dẫn HS lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của VHTĐ VN theo mẫu trong sgk

c) Sự phá vỡ tính quy phạm:

- Ở một số tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và nghệ thuật (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương …)

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

a) Tính trang nhã:

- Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng (người quân tử, tỏ lòng, chí làm trai) - Hình tượng nghệ thuật: vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ, phi

thường (tùng, cúc, trúc, mai).

- Ngôn ngữ nghệ thuật: cách diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ (Nguyên Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan).

b) Xu hướng bình dị:

Càng về sau càng phát triển (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương …)

 Hướng tới những gì gần gũi nhất, đời thường nhất trong cuộc sống của con người với những giá trị biểu trưng của nó.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài:

- Là quy luật phát triển của văn học trung đại.

- Tiếp thu văn học Trung Quốc ở ngôn ngữ, thể loại, thi liệu.

- Quá trình dân tộc hoá hình thức văn học: + Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm. + Việt hoá thơ Đường luật. + Sáng tạo các thể thơ dân tộc. + Thi liệu VN.

* Luyện tập:

Bảng tổng kết về tình hình phát triển của VHTĐVN.

(trang 111).

GV hướng dẫn HS trên lớp, về nhà thực hiện vào vở ghi.

Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.

(2’)

- Tìm đọc những tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật đã học.

-

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Ghi nhớ, sgk.

- Nắm nội dung bài học.

- Thực hiện yêu cầu trong hoạt động 3 & 4.

- Chuẩn bị nội dung bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

---

Tiết 36: Tiếng Việt

Ngày soạn: 28/10/2010

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

A. MỤC TIÊU1. Mức độ cần đạt: 1. Mức độ cần đạt:

Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

2. Trọng tâm bài học:

a) Kiến thức:

- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.

- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin…)

- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc trưng về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với 3 đặc trưng.

b) Kĩ năng:

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

B. CHUẨN BỊ3. Giáo viên: 3. Giáo viên:

- Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn, tài liệu tham khảo.

- Phương pháp: quy nạp – từ ngữ liệu đi đến hình thành kiến thức, kĩ năng làm bài.

4. Học sinh :

- Soạn bài theo trình tự nội dung của bài học trong sgk. - Phương tiện: vở soạn, sgk, tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5-7’)

Nội dung: Bài Khái quát VHTĐ Việt Nam.

3. Bài mới (37’)

Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học Hoạt động 1: GV giới thiệu

bài mới. (1’)

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ sinh hoạt.

- HS đọc đoạn hội thoại trong sgk.

- HS phân tích những vấn đề sau được biểu hiện trong đoạn hội thoại.

+ Hoàn cảnh.

+ Nhân vật và vai giao tiếp. + Nội dung giao tiếp. + Hình thức giao tiếp. + Từ ngữ sử dụng.

- Từ những nhận xét trên về đoạn hội thoại, HS rút ra kết luận về ngôn ngữ sinh hoạt.

- Có mấy dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? Mỗi dạng tồn tại ở những loại văn bản nào?

Hoạt động 3: Luyện tập

GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập bài tập trong sgk.

- HS nêu suy nghĩ của bản thân về câu nói:

+ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng

nhau

Một phần của tài liệu Bài soạn Van 10 (Chuẩn không cần chỉnh) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w