(15’)
1. Chủ nghĩa yêu nước :
nội dung của VHTĐ.
- HS cần trình bày được những nội dung sau:
+ Vị trí của nội dung đó trong suốt hành trình của nền văn học trung đại.
+ Biểu hiện của nội dung. + Tác giả tác phẩm tiêu biểu. - Cử HS đại diện cho tổ trình
bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung, GV hoàn chỉnh câu trả lời cho HS ghi vào vở.
(1) Nhóm 1 trình bày nội dung yêu nước.
(2) Nhóm 2 trình bày nội dung nhân đạo.
(3) Nhóm 3 trình bày nội dung cảm hứng thế sự.
GV phân lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đặc điểm về nội dung của VHTĐ.
- HS cần trình bày được những biểu hiện cụ thể của những đặc điểm nghệ thuật và lấy VD minh họa.
- Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.
- Cảm hứng phong phú, đa dạng: hào hùng, bi tráng, yêu quê hương đất nước, căm thù giặc, tự hào về truyền thống lịch sử …
VD: Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Là cảm hứng lớn, xuyên suốt:
Chịu ảnh hưởng truyền thống nhân đạo của người VN, những điểm tích cực của Nho, Phật, Lão.
- Thể hiện phong phú đa dạng:
+ Thương người, tố cáo, lên án những thế lực, chế độ tàn bạo, chà đạp con người.
+ Đề cao con người tự do với các phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính về quyền sống, hạnh phúc … + Đề cao những quan niệm đạo đức, đạo lý tốt đẹp.
3. Cảm hứng thế sự:
Là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.
- Phản ánh hiện thực XH, cuộc sống đau khổ của nhân dân (Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ).
- Cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.