PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1.Tình hình nghiên cứu sự ô nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm trên thế giới
Sự ô nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm được quan tâm tới từ rất lâu. Đầu thế kỷ
13, các nhà khoa học đã nhận thấy giữa chất lượng của thịt sau giết mổ và vi sinh vật có liên quan với nhau.
Người đầu tiên phát hiện vai trò và tác động của vi sinh vật đến sự biến chất của thực phẩm là A.Kircher [19], khi khảo sát 1658 mẫu thịt, sữa và thực phẩm bị thối rữa, lúc đó ông cho rằng trong thực phẩm có những con sâu, ấu trùng rất nhỏ, bằng mắt thường không nhìn thấy được gây hư hỏng thực phẩm.
Cayon (1876) [19], lần đầu tiên khảo sát xác định vi khuẩn gây hư hỏng trứng. Gassner (1888)[19], lần đầu tiên phân lập được Salmonella enteritidis trong 57 trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Van Ermengem (1896) [19], là người đầu tiên phát hiện Clostridium botulium. Lindentuner và Thom (1926) [19], là người đầu tiên thông báo ngộ độc thực phẩm do Streptococcus.
Mc Clung (1945)[19], là người đầu tiên chứng minh Clostridium perfringen gây ngộ độc thực phẩm.
Đ.H.Strong và C.L.Duncan [19], xác định độc tố ruột non (Enterotoxin) của Clostridium perfringen.
L.R.Koupal và R.H.Deibel (1975)[19], phát hiện độc tố ruột non Enterotoxin do Salmonella sản sinh ra.
Ingam và Simosmen (1980) [37], đã có những nghiên cứu rất hệ thống về hệ vi sinh vật ô nhiễm vào thịt sau giết mổ.
Reid C.M ( 1991)[49], đã tìm ra biện pháp phát hiện nhanh Salmonella trên thịt và các sản phẩm thịt.
David, Dneil, Towers, Cook (1998) [19], phân lập Salmonella typhymurium trong ngộ độc thực phẩm từ thịt bò nhiễm khuẩn.
Schmit, Beutin và Karch (1997)[31], nghiên cứu plasmid mang yếu tố gây dung huyết của E.coli.
Stanley, Wallacevanaf Jone (1996)[19], nghiên cứu sự liên quan của Campylobacters và hệ vi sinh vật trong thịt.