1. Phân lớp cá vây tay (Crosopterygii)
Phân lớp này có 3 bộ hoá thạch và 1 bộ hiện sống là bộ Gai rồng (Coelacanthiformes) chỉ có 1 loài cá latime còn sống sót. đặc điểm của cá vây tay là:
- Đôi vây chẵn có tấm gốc và tấm tia phát triển về một phía tạo ra vây một dãy nên có tên là cá vây tay.
- Cá có lỗ mũi trong, có phổi phát triển cùng với mang, ruột có van xoắn, có nón chủ động mạch.
- Vây chẵn có hệ cơ gốc giúp cho cá di chuyển ở đáy. Chúng có thể sống vào những thời kỳ hạn hán hay lụt lội, nhờ có phổi chúng có thể hô hấp bằng không khí.
- Chúng dùng vây có thuỳ khoẻ để vượt từ đầm lầy đang khô hạn sang đầm lầy có nước.
- Cá vây tay chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm Rhipidisians xuất hiện ở kỷ Đêvon, hưng thịnh ở Đại Cổ sinh, sau đó tuyệt chủng. Chúng là nguồn gốc của lưỡng cư-
+ Nhóm Coelacanth xuất hiện vào kỷ Đêvon, phát triển mạnh vào Đại Trung sinh. Đã tuyệt chủng hầu hết, chỉ còn lại loài cá Latimera chalumnae sống đế ngày nay. Loài cá này sống ở độ sâu từ 100-400m, thân dài hơn 1 mét, năng khoảng 35-60kg, thân phủ vảy cosmin, vây chẵn có thùy gốc rất phát triển, hàm sắc nhọn, bộ xương nhiều sụn.
2. Phân lớp cá phổi (Dipneusti)
Hiện còn lại 3 loài sống ở nước ngọt, kém hoạt động. Đặc điểm giống cá vây tay là có đôi vây hình thùy và phổi. Cá dài khoảng 1-2m, thân phủ vảy xương, vây lưng và vây hậu môn gắn liền với vây đuôi. Hệ tuần hoàn có đặc điểm trung gian giữa tuần hoàn của cá xương ở nước và và các loài động vật có xương sống trên cạn như sau
1) Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch mang. Khi mang hoạt động thì tĩnh mạch phổi mang máu có nhiều ôxy, còn khi mang không hoạt động thì mang máu có nhiều khí cacbonic.
2) Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn và nón chủ động mạch cũng có van chia thành 2 phần
3) Hình thành tĩnh mạch chủ sau. Dây sống còn tồn tại suốt đời, thân đốt sống không phát triển, não trước có 2 bán cầu, trứng nhỏ, có màng nhày như ở ếch nhái. Tất cả đều sống ở nước ngọt, có nhiều tập tính sống đặc biệt, có khả năng sống ngoài nước, trong hang tự đào lấy. Vào mùa ẩm cá sẽ hoạt động tích cực và sinh sản. Thức ăn là các động vật ở đáy, thân mềm, tôm, cua, cá.... cá đẻ trứng vào tổ, mỗi lần khoảng vài ngàn. Con đực bảo vệ tổ, trứng nở sau 8 ngày, ấu trùng có 4 lá mang ngoài, hình lông chim ở sau khe mang như nòng nọc ếch. Phân lớp này có 2 bộ:
2.1 Bộ cá Một phổi (Monopneumones)
Thân to, phủ vảy tròn mảnh. Có một phổi. Hiện có 1 họ là Ceratodidae, 1 giống và 1 loài Neoceratodus forsteri sống ở vùng Tây Nam châu Úc.
2.2 Bộ cá Hai phổi (Dipneumones)
Thân dài, vảy nhỏ, 2 phôi. Hiện có 2 họ:
- Họ Lepidosirennidae, 1 giống và 1 loài Lepidosiren paradosca dài khoảng 1m.
- Họ Protopteridae: Có 1 giống Protopterus sống ở đầm lầy châu Phi, thân dài 2m.
3. Phân lớp cá Vây tia (Actinopterygii)
Di tích cá xương cổ xưa nhất ở địa tầng kỷ Đêvon. Hình dạng thay đổi, đuôi kiểu đồng vĩ, vảy láng hay vảy xương, có nắp mang phủ khe mang.
Bộ xương là chất xương. Não bộ cấu tạo điển hình của cá, nóc não không có chất xám như cá sụn.
Hệ niệu sinh dục có cấu tạo điển hình.
Phân lớp gồm có 3 tổng bộ: Cá láng sụn, cá láng xương và cá xương.
3.1 Tổng bộ cá Láng sụn (Chondrostei)
Là nhóm cá vây tia nguyên thủy nhất, có 10 bộ hoá thạch và 2 bộ
3.1.1 Bộ Cá tầm (Acipenseriformes)
- Thân có hình dạng giống cá nhám, phủ 5 hàng tấm xương lớn. Còn dây sống. Vây chẵn còn tấm tia sụn. Bóng hơi có thông với thực quản. Có nón chủ động mạch. Hệ niệu sinh dục trung gian giữa cá sụn và cá xương, có ống dẫn riêng.
- Có ít loài phân bố ở Bắc bán cầu. Đa số di cư vào sông để đẻ trứng.
- Đại diện: Cá tầm lớn (Huso huso), dài đến 9m, nặng gần 1 tấn, sống ở Xibêri và Bắc Mỹ, cá tầm Dương tử (Psephurus gladius).
3.1.2 Bộ cá Nhiều vây (Polypteri)
- Có đặc điểm nguyên thủy khá giống với cá vây tia cổ. Có vảy láng hình quả trám, khớp với nhau hình thành nên bộ giáp phủ toàn thân. Có nhiều vây lưng, vây đuôi tròn. Có 1 đôi bóng hơi ở mặt bụng thông với phổi. Động mạch và tĩnh mạch phổi chính thức chưa có, không có lỗ mũi trong. Có van xoắn động mạch và lỗ thở. Hệ niệu sinh dục cấu tạo kiểu cá xương.
- Có 1 họ (Polypteridae) gồm vài loài sống ở sông và hồ của châu Phi. Cá lớn, dài tới 1,2m, thuộc cá dữ, ăn cá nhỏ và giáp xác.
- Đại diện: Có 2 giống là Polypterus và Calamoichthys
Là nhóm cá vây tia nguyên thủy, phát triển mạnh vào nguyên đại Trung sinh, đặc biệt là kỷ Tam điệp và Jura. Tuyệt chủng vào cuối Bạch phấn. Hiện nay còn tồn tại 2 giống là Caiman và Amia. Nhóm cá này có nhiều đặc điểm nguyên thủy như ở cá
Láng sụn.
3.2.1 Bộ cá Caiman (Lepisosteiforrmes)
- Hình dạng và cấu tạo giống với cá xương hơn. Vây đuôi dị vĩ, thân phủ vảy láng hình trám, có xương nắp mang, có van xoắn ốc trong ruột, động mạch tim dài, bóng hơi hình trứng.
- Có 1 họ (Lepisosteidae), một giống Lepisosteus với vài loài. Cá sống ở Bắc và Trung Mỹ, Cuba trong nước ngọt.
3.2.2 Bộ cá Amia (Amiiformes)
- Cấu tạo và hình dạng trung gian giữa cá Caiman và cá xương.
- Có 1 họ là Amiidae với 1 loài là Ami cultva. Cá sống ở hồ, sông, vực nước lặng ở Bắc Mỹ. Ăn thịt, thức ăn là cá, giáp xác, thân mềm...
3.3 Tổng bộ cá Xương (Teleostei)
- Hình dạng rất thay đổi, số lượng loài tới 19.500 loài, phân bố rộng, có đặc điểm chính
+ Xương hoá hoàn toàn, hộp sọ kín, có nắp mang hoàn chỉnh, vảy xương tròn hay hình lược, có thể không có vảy thứ sinh.
+ Đuôi đồng vĩ, vây ngực sau khe mang, vây bụng có các vị trí khác nhau.
+ Ruột thiếu van xoắn, bầu chủ động mạch phát triển, bóng hơi kín hay thông với thực quản. Hệ niệu sinh dục có cấu tạo khác với động vật Có xương sống khác, ống dẫn sinh dục riêng
- Chia làm 40 bộ. Các bộ chính là:
3.3.1 Bộ Cá Trích (Clupeiformes)
Gồm các loài cá xương nguyên thủy nhất. Có thể sống ở biển, nước ngọt và di cư. Các họ quan trọng gồm:
- Họ cá Trích (Clupeidae)
Đại diện
+ cá xacdin (Sardinnella jussieu) + cá dưa (Chirocentrus dorab) + cá lầm (Dussumersonii hasselti) + cá mòi (Clupanodon thrissa) + cá cháy (Hilsa reevessi)
Các loài cá trích cho sản lượng đánh bắt lớn nhất. Biển nước ta có các loài + cá trích Clupes moluccensis
+ cá xacdin Sardinella sirm + cá mòi Nematalosa nasus
- Họ cá Cơm (Engraulidae) có khoảng 15 giống, nhiều loài. Biển nước ta có
các loài cá cơm Stolophorus commersori.
- Họ cá Cháo lớn (Megalopidae) có loài cá cháo lớn (Megalops cyprinoides).
3.3.2. Bộ cá Chép (Cypriniformes)
Gồm các loài cá có răng hầu, có xương vebe nối bong bóng với tai trong, có xương dưới nắp mang.
Có khoảng trên 5.000 loài, thuộc 3 phân bộ: Phân bộ cá Tra (Characinoidei), phân bộ lươn Điện (Gymnotoidei) và phân bộ cá Chép (Cyprinoidei).
Phần lớn sống nước ngọt, phân bố rộng. Phân bộ cá Chép lớn nhất, có 7 họ phân bố rộng. Có đặc điểm có vảy tròn, thiếu răng hàm, có răng hầu...
Ở Việt Nam phân bộ cá Chép có tới 276 loài, 100 giống và 4 họ. - Họ cá Chép (Cyprinidae) ở nước ta có các loài
+ Cyprinus carpio
+ cá trắm đen Mylopharyngodon piceus + cá giếc (Carassius auratus)
+ cá trôi (Cirrhina molitorella).
- Họ cá Heo (Cobitidae) ở nước ta có cá chạch (Misgurnus anguillcaudatus). - Họ cá Trê (Siluridae) ở nước ta có các loài cá trê đen (Clarias fuscus)
3.3.3. Bộ cá Chình (Anguiliformes)
Cá có mình dài như rắn, không có vây hông, vây ngực cũng có khi thiếu, vây lưng và vây hậu môn đều mềm, dài và nối liền với vây đuôi. Giống cá chình (Anguilla) dài hơn 1m, sống ở nước ngọt, đến mùa sinh sản di cư ra biển để đẻ
trứng.
Ở nước ta có loài
+ cá chình Anguilla japonica, phân bố ở miền trung + cá chình mun (Anguilla bicolor)
+ cá chình hoa (Anguilla marmorata) khá phổ biến + cá lạc Conger conger dài tới 2-3m, sống ở biển.
3.3.4. Bộ Lươn (Symbrachiformes)
Mình dài như rắn, không có vảy, thiếu các loại vây, không có bóng hơi.
Ở nước ta có loài lươn Fluta alba (miền Bắc) và loài Symbranchus bengalensis
(miền Nam), có thể sống được lâu trên cạn nhờ vào khả năng hô hấp bằng ruột và khoang miệng.
3.3.5. Bộ cá Vược (Perciformes)
Là một bộ lớn, sống phổ biến ở nước ngọt và ở biển. Thân phủ vảy lược, vây thường có gai cứng. Có khoảng 20 phân bộ, 134 họ.
Ở Việt Nam có 17 họ 44 giống và 70 loài cá vược nước ngọt
Họ cá Vược (Percoidae) phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ không có ở nước ta. Họ cá Mú hay cá Song (Serranidae) ở nước ta có các loài
cá mú thuộc giống Simiperca ở nước ngọt
cá song (Epinephelus lanceolatus) cá vược (Lateolabraxjaponicus)...
Họ cá Căng (Theraponidae) ở nước ta có các loài cá ong, cá căng sọc
(Therapon theraps)...
Họ cá Hồng (Lutjanidae) ở nước ta có các loài cá kinh tế như Lutjanus erythropterus...
Họ cá Nục (Carangidae)
cá nục sồ (Decapterus russelli) cá háo (Caranx malabaricus) cá chim đen (Formio niger)...
Họ cá Thu (Cybiidae) thuộc phân bộ Cá thu ở nước ta có các loài
+ cá thu ẩu (S. commersoni)...
Họ cá Bạc má (Scombridae) ở nước ta có các loài thuộc giống Rastrelliger.
Họ cá Rô (Anabantidae) thuộc phân bộ cá Rô ở nước ta có các loài + Anabas testudineus
+ cá săn sắt (Macropodus opercularis)...
Họ cá Bống (Gobidae) thuộc phân bộ cá Bống ở nước ta có các loài
+ cá bống cát (Glossogobius giurus)
+ cá thòi loi (Periophthalmus canthonensis)...
3.3.6 Bộ cá Ngừ (Thunniformes)
- Hình dạng giống cá thu, có nhiều mạch máu da nên thịt có màu đỏ tím, rất phổ biến ở đại dương.
- Ở nước ta có loài Euthynnus affinis thịt rất ngon.
3.3.7 Bộ cá Kìm (Boloniformes)
Ở nước ta có các loài
+ cá nhái (Tylosaurus giganteus) có hàm dài khoẻ + cá kìm (Hemirhamphus)
+ cá chuồn (Exocoetus volitans) phổ biến ở Việt Nam.
3.3.8 Bộ cá Đối (Mulgiliformes)
Có 2 phân bộ
+ cá Nhồng (Sphyraenoidei) + cá Đối (Mugilidei).
Ở nước ta có loài cá đối Mulgi cephalus...
3.3.9 Bộ cá Quả (Ophiocephaliformes)
Ở nước ta có các loài
+ cá quả (cá tràu, cá lóc) Ophiocephalus maculatus
+ cá xộp Ophiocephalus striatus rất phổ biến, thịt rất ngon.
3.3.10 Bộ cá Bơn (Pleurocontiformes)
Ở nước ta có các loài
+ cá bơn chờ (Presttodes erumei) sống ở biển và nước lợ
+ cá bơn cát (Cynoglossus microlepis) sống ở sông... có thịt rất ngon.
3.3.11 Bộ cá Nóc (Tetrodontiformes)
Phần lớn sống ở vùng biển nông. Họ cá Nóc (Tetrodontidae) có nhiều loài có chất độc trong gan, gây ngộ độc chết người.
Ở nước ta có
+ loài Tetrodon orellatus
+ Diodon hystrix
3.3.12 Bộ cá Ngựa (Syngnathiformes)
Ở nước ta có
+ loài Hippocampus trimaculatus
+ H. guttulatus...
3.3.13 Bộ cá Chạch trấu (Mastacembeliformes)
Ở nước ta có các loài Mastacembelus armatus sống ở sông, ăn đáy. Về khu hệ cá ở Việt Nam, mặc dù chưa thống kê đầy đủ, đến nay đã xác định được 2.582 loài và phân loài, trong đó có 544 loài ở nước ngọt và 2.038 loài ở biển (Lê Vũ Khôi, 2005).
- Cá nước ngọt dự kiến số loài có thể đến trên 600 loài, có nhiều họ, loài quý hiếm. Số lượng loài nhiều nhất là bộ cá Chép (4 họ, 100 giống và 276 loài và phân loài). Có 89 loài cá nằm trong sách đỏ.
- Cá biển có thể phân thành 2 nhóm là nhóm hẹp nhiệt và nhóm rộng nhiệt. Theo điều kiện cư trú có thể phân chia cá biển thành 4 nhóm sinh thái là nhóm cá nổi, cá tầng đáy, cá đáy và cá san hô.