Chu kỳ hoạt động

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 87 - 90)

IV. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của chim 1 Sự chuyển vận

3. Chu kỳ hoạt động

Hoạt động ngày và mùa của chim phu thuộc chủ yếu vào khả năng tìm kiếm thức ăn.

3.1 Hoạt động ngày

Trong một ngày có thể chia thành 3 nhóm chim:

- Nhóm chim ngày: Bao gồm các loài chim hoạt động kiếm mồi từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Nhóm này gồm phần lớn các loài chim ăn côn trùng như Chích choè, Chào mào, Sáo, Chèo bẻo..., các loài chim ăn hạt, quả như Vẹt, Sẻ, Gà..., các loài chim ăn thịt ban ngày như Cắt, Dièu hâu, Kền kền... - Nhóm chim hoàng hôn: Bao gồm các loài chim ăn các loài côn trùng hoạt

động vào lúc hoàng hôn như muỗi, bướm đêm... Thuộc nhóm này có các loài chim ăn cá, tôm như Cò lửa.

- Nhóm chim đêm: Bao gồm các loài chim ăn thịt an đêm như Cú vọ, Thù thì... Nhờ có mắt lớn, có khả năng nhìn trong bóng tối, thính giác nhạy, bay nhanh và nhẹ nên các loài chim này có thể bắt mồi hiệu quả. Một số loài khác cũng ăn đêm như Diệc, Sếu, Ngỗng...

- Nhịp điệu ngày có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu và thời tiết. Mùa hè chim đi kiểm ăn sớm hơn và về tổ muộn hơn, còn về mùa đông thì ngược lại. Vào mùa sinh sản, nhiều loài chim hoạt động suốt cả ngày và đêm như Gà gô, Cuốc, Tu hú...

3.2 Hoạt động mùa

Hoạt động mùa của chim khác hẳn lưỡng cư và bò sát. Khi gặp điều kiện không thuận lợi thì chim sẽ không trú đông mà di chuyển sang vùng khác có điều kiện thuận lợi lợi hơn, đó là hiện tượng di cư.

4. Sự di cư

4.1 Điều kiện di cư

Trong mùa sinh sản, chim sống ở vùng có điều kiện môi trường thích hợp như nhiệt độ ấm, độ ẩm vừa phải và thức ăn phong phú. Sau đó, điều kiện môi trường thay đổi theo hướng bất lợi như nhiệt độ hạ thấp, thức ăn khan hiểm nên một số loài chim di cư theo mùa. Như vậy sự di cư này có quy luật giữa vùng sinh sản mùa hè và vùng trú đông. Chim bị ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường tác động đế khả năng di cư như ánh sáng, nhiệt độ... Nếu thời gian chiếu sáng tăng (ngày dài) thì sẽ kích

thích sự hình thành hormon sinh dục, kéo theo sự hình thành tập tính sinh dục (tích luỹ mỡ, phát triển tuyến sinh dục, sự khoe mẽ, ghép đôi, chăm sóc chim non...) đây là điều kiện để chim di cư

4.2 Nguồn gốc di cư

Có 2 giả thuyết về sự di cư:

- Giả thuyết thứ nhất: Theo giả thuyết này thì từ xa xưa, chim đã phân bố trên toàn bộ Bắc bán cầu do lúc đó vùng này khí hậu ấm, thức ăn nhiều. Đến thời kỳ băng hà, buộc chim phải di chuyển xuống phía nam có khí hậu ấm áp hơn. Sau khi băng hà rút thì chim lại quay trở lại phương bắc. Quá trình này được lặp lại nhiều lần. Trải qua một thời gian dài, dần dần chim hình thành tập tính di cư tránh rét.

- Giả thuyết thứ 2: Quê hương cổ xưa của chim là vùng nhiệt đới, một số loài chim đã phải chuyển lên phương bắc để tránh sự đông đảo cạnh tranh thức ăn và nơi sinh sản. Chúng quay trở lại quên hương sau khi đã sinh sản và con cái phát triển đày đủ.

4.3. Đường và sự định hướng di cư

- Hầu hết chim di cư đều theo con đường thuận lợi cho chúng, có liên quan đến việc kiếm mồi hay trú ngụ tạm thời trên đường đi. Nhiều loài bay dọc bớ biển, bay qua biển hay dọc theo các dòng sông. Thời gian di cư có thể dài hay ngắn và có thể vào ban ngày hay cả ban đêm. Độ cao và khoảng cách có sai khác nhau tuỳ loài: Hầu hết các loài chim bay dưới độ cao 1.500m, loài chim Nhạn biển đuôi dài (Sterma paradisea) sinh sản ở bắc cực, trú đông ở Nam cực,

phải di cư quảng đường dài 18.000 km.

- Sự định hướng di cư của chim nhờ vào thị giác, ngoài ra còn cảm nhận bằng từ trường. Khi vượt biển, chim định hướng bằng phương vị ánh sáng mặt trời hay các ngôi sao lớn.

5. Thức ăn

5.1 Chim ăn thực vật

Bao gồm các loài chim ăn hạt, quả, lá, cành hay chồi. Có thể chia thành các nhóm nhỏ:

- Chim ăn hạt gồm các loài chim trong bộ Sẻ có mỏ ngắn và khoẻ

- Chim ăn quả tập trung ở vùng nhiệt đới như Chào mào, Hồng hoàng, Cu xanh, Vẹt...

- Chim hút mật hoa có khá nhiều loài (khoảng 450 loài chuyên hút mật hoa), là những loài chim nhỏ, mỏ dài và cong, bay tại chỗ rất giỏi.

5.2 Chim ăn động vật

- Chim ăn thịt gồm các loài chim ăn động vật Có xương sống như thú, bò sát, lưỡng cư... Mắt của các loài chim này rất tinh, chân có vuốt khoẻ, sắc, mỏ quặp cong và rất sắc. Đại diện có loài như Diều hâu, Cú vọ, Đại bàng...

- Chim ăn xác chết động vật gồm một số loài chim có kích thước khá lớn, sống trên vùng núi cao, có chân khoẻ, cánh khoẻ. Đại diện có loài Kền kền, Quạ... - Chim ăn cá gồm một số loài sống ở sông, ao hồ, đầm lầy như Bói cá, Sả, Cốc,

Bồ nông.

- Ngoài ra có các loài chim sống ở biển chuyên ăn cá như Cánh cụt, Hải âu, Mòng biển...

vuốt sắc. Ví dụ chim ưng ăn rắn ở châu Phi...

- Chim ăn côn trùng khá nhiều loài, chúng có thể dùng côn trùng làm thức ăn chính hay phụ. Cú muỗi, én, nhạn bắt côn trùng khi bay, Gõ kiến, Chèo bẻo, Tú hú bắt sâu trên cây (lá, thân, quả...). Bộ Sẻ có nhiều loài ăn sâu bọ nhất, thường thì con non ăn sâu còn con trưởng thành thì ăn hạt hay quả.

5.3 Chim ăn tạp

- Chim ăn tạp gồm nhiều loài chim ăn cả động vật, thực vật, xác động vật như Quạ, Giẻ cùi, Ác là, Sếu... Thức ăn thay đổi theo lứa tuổi hay mùa: Chim non ăn côn trùng, chim lớn ăn hạt và quả (Sẻ, Chào mào...). Sáo mỏ ngà về mùa hè ăn côn trùng, giun, ve bét..., về mùa đông lại ăn hạt và quả.

6. Sự sinh sản

6.1 Sai khác đực-cái

- Các loài chim trong bộ Bồ câu, Quạ, Sẻ...) sự sai khác đực cái không rõ ràng.Tuy nhiên cũng nhiều loài chim có sai káhc giữa con trống và con mái rất rõ ràng về màu sắc, tiếng kêu, kích thước cơ thể... Sự sai khác này có thể là vĩnh viễn từ khi nở ra cho đến lúc chết như Gà, Gà lôi, Trĩ, Công...), cũng có thể là chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản (Rẽ, Mòng két, Vịt...). Thường thì các loài chim sống đôi suốt đời ít thể hiện sai khác đực cái (Bồ câu).

6.2 Sự ghép đôi

Phân lớn ghép đôi vào mùa sinh sản, sau đó lại phân tán riêng lẻ. các loài sống ghép đôi cả đời thường làm tổ và chăm sóc con non như Đà điểu châu Phi, Uyên ương, Bồ

câu. Khi ghép đôi thờng chỉ một trống với 1 mái, tuy nhiên vẫn có một số loài trong bộ Gà ghép đôi nhiều mái. Để thu hút con mái, con trống thường có bộ lông sặc sỡ và có thêm một số bộ phận noỉi bật khác. Ví dụ công trống thường có bộ lông đuôi rất dài, có thêm các "mặt trăng" và có cựa dài nổi bật, uyên ương trống có hình thành "mào" là túm lông trên đầu, chim thiên đường đực có mào và lông đuôi phát triển hơn rất nhiều so với con cái... Chim trống có các hoạt động không bình thường vào mùa sinh dục như kêu, hót, chọi nhau... và thường đánh đuổi các con đực khác xâm phạm lãnh thổ của mình.

6.3 Làm tổ

Khu vực làm tổ được chim trống bảo vệ bằng tiếng hót, tiếng kêu. Phạm vi làm tổ thay đổi tuỳ theo loài chim và liên quan đến thức ăn. Đường kinh khu vực làm tổ của sâm cầm (Fulica) khoảng 40m, chìa vôi khoảng 50-70m, Bồng chanh khoảng 25 -300m, gà rừng khoảng 100-300m, Diều hâu khoảng 1000-5000m... Tổ chim có thể được làm đơn giản (chim gáy) hay rất công phu (chim sâu). Tổ có thể treo trên cây hay trong thân cây (gặp ở nhiều loài chim), trong bờ nước (bói cá). Nguyên liệu làm tổ là cành cây, lá cây, bùn, rác... một số loài chim khônglàm tổ, đẻ trứng trực tiếp trên nền đất, khe đá, vùi trong cát (chim chân to ở châu Úc đẻ trứng vùi trong cát hay đất xốp)...

6.4 Trứng và sự ấp trứng

Trứng thay đổi về hình dạng, màu sắc và kích thước. Trứng rất lớn như trứng đà điểu hay rất nhỏ như trứng chim ruồi. Trứng thường có hình quả lê hay hình bầu dục dài. Các loài chim đẻ trứng nơi kín đáo thì trứng có màu trắng, còn đẻ nơi trống trải thì có màu sắc hoà lẫn lớn môi trường xung quanh (cú muỗi đẻ trứng trên đất nên trứng có màu vàng đất, te te cựa đẻ trứng trên cát nên trứng có màu xám nâu

với các chấm đen nhạt...). Số lượng trứng thay đổi: Công, gà rừng đẻ 7 trứng, vịt trời đẻ 11-13 trứng, cánh cụt chúa đẻ 1 trứng. Nhiều loài chim đơn giao cả con trống và mái đều ấp trứng, còn chim đa giao thì chỉ có con mái ấp trứng. Thời gian ấp trứng thay đổi từ 15-30 này, cá biệt hải âu tới 62 ngày. Có hiện tượng đẻ trứng nhờ vào tổ loài chim khác (nhờ ấp và nuôi con hộ-gọi là hiện tượng ký sinh tổ). Có khoảng 80 loài chim ký sinh tổ, trong đó hơn một nửa thuộc họ Cu cu (Cuculidae). Đặc điểm của chim ký sinh tổ là thời gian đẻ thưa, kéo dài, trứng khá giống với trứng chim chủ, trứng phát triển nhanh, chim non có thể vất trứng hay chim chủ non ra khỏi tổ và giành lấy thức ăn của chim chủ mẹ mang về.

6.5 Chăm sóc chim non

Chim non mới nở có 2 loại là chim yếu và chim khoẻ. Chim yếu là thiếu lông, mù mắt... nên cần được nằm trong tổ một thời gian và cần được chăm sóc. Chim non khoẻ là đã phát triển tương đối đầy đủ, có thể chạy theo bố, mẹ để kiếm mồi. Sự chăm sóc con thể hiện rõ ở các loài chim đơn giao.

6.6 Tác động ảnh hưởng đến quần thể chim

Sự tăng hay giảm số lượng cá thể trong quần thể chim phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn. Ngoài ra một số yếu tố của môi trường cũng ảnh hưởng tới quần thể chim, trong đó nhiệt độ, độ ẩm hay tác động của con người là quan trọng nhất. Hoạt động của con người, nhất là phá rừng đã làm tiêu giảm nơii sống của chim (chim gõ kiến, phượng hoàng...). Tác động của thuốc trừ sâu, trừ cỏ, xây dựng nhà cao tầng, đường dây điện..ảnh hưởng đến thức ăn và nơi cư trú, sự di cư của chim...

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 87 - 90)