III. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học bò sát 1 Chu kỳ hoạt động ngày đêm
2. Chu kỳ hoạt động mùa
Ở vùng ôn đới, nhiệt độ biến động rõ rệt qua các mùa do đó hoạt động mùa của bò sát rất rõ ràng. Ở vùng nhiệt đới sự biến động nhiệt độ càng ít và bò sát gần như hoạt động quanh năm. Mùa đông lạnh lẽo ở vùng ôn đới hoặc hàn đới bắt buộc nhiều loài bò sát phải ngủ đông, thời gian này kèo dài từ 5 đến 7 tháng, có khi 8 đến 9 tháng ở vùng cực Bắc.
Thông thường người ta có thể tìm thấy số lượng cá thể khá lớn cùng loài nằm chen chúc với nhau thành đàn trong một hang để ngủ đông. Chính vì thế, vào những ngày quá rét khi lật các ổ rơm hoặc đệm cỏ sẽ thấy một đàn rắn quấn chặt lấy nhau, không nhúc nhích.
Tại Ðan Mạch đã có lần người ta phát hiện ở dưới một gốc cây cổ thụ có hàng trăm rắn lục đang ôm chặt lấy nhau và ngủ mê man. Ở trong hang rắn ngủ đông thường chỉ có một loài rắn nhưng cũng có khi có vài loài (trong một hang rắn hổ mang sống chung với rắn ráo, rắn cạp nong).
Ở miền nhiệt đới nóng nực quanh năm, bò sát không có hiện tượng trú đông. Nhưng ở những nơi có sự phân mùa khí hậu rõ rệt như ở miền Bắc nước ta, bò sát có hiện tượng trú đông. Trong những ngày lạnh, bò sát ẩn trong hang để tránh rét, không hoạt động, có nhu cầu năng lượng giảm xuống nhưng vẫn tỉnh. Trong thời gian trú đông, gặp những ngày thời tiết ấm áp chúng vẫn bò ra kiếm ăn. Lúc trú đông, chúng thường tập trung thành từng đàn từ 2-10 con (tắc kè, rắn hổ mang) nhưng cũng có khi lên đến 24 con rắn hổ mang.
Ở một số loài bò sát có hiện tượng trú khô (tháng chạp đến tháng ba). Hiện tượng này không liên quan đến độ ẩm như ở lưỡng cư mà do thiếu thức ăn.
+ Vào mùa này, rùa núi vàng (Testudo elongata) rúc vào nơi trú ẩn, không cử động và không ăn uống, nhưng không ngủ. Ðến hết mùa khô, bắt đầu
có mưa thì loài rùa này trở lại hoạt động bình thường.
+ Một số bò sát ở vùng nhiệt đới lại có hiện tượng ngủ hè để tránh nóng. Chúng tìm nơi thuận tiện để ngủ qua mùa hè. Rùa vàng Trung Á (Testudo horsfeldi) vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 nó đào đất để tạo hang, chui vào đó ngủ hè. Trường hợp này không phải do yếu tố nhiệt độ cao mà do thực vật làm nguồn thức ăn cho rùa không còn, do không có thức ăn nên rùa phải ngủ hè
+ Ở những vùng khác vẫn đủ thức ăn vào mùa hè, thì rùa vàng Trung Á không trải qua giấc ngủ hè. Trong lớp bò sát, nhóm rắn hoạt động không theo quy luật rõ ràng. Rắn là động vật ăn mồi lớn, nên thức ăn là nhân tố quyết định sự hoạt động của chúng. Sau khi đã nuốt con mồi lớn, có khi chiếm 2/3 đến 3/4 trong lượng cơ thể của nó, rắn có thể nằm ở nơi trú ẩn hàng tuần hay hàng tháng. Khi đói, rắn bò đi kiếm ăn bất cứ lúc nào.
3. Thức ăn
Bò sát có thể ăn thực vật, ăn thịt và ăn tạp.
- Nhóm ăn thực vật: Thường có ít loài, gồm một số loài thằn lằn và rùa. + Rùa cạn thường ăn lá cây, quả.
+ Rùa nước ngọt ăn cỏ thủy sinh + Một số rùa biển ăn rong rêu.
+ Rất ít loài rắn ăn thực vật, trường hợp duy nhất ăn thực vật được biết là rắn râu (Herpeton tentaculatum) ở miền Nam nước ta, sống trong các
ao hồ, vực nước có nhiều tảo xanh.
+ Nhóm thằn lằn ăn thực vật cũng hiếm, một số ít loài ăn lá cây, có loài thằn lằn sần (Trachysaurus rugosa) ở châu Úc ăn quả dâu và nấm độc.
- Ða số các loài bò sát ăn thịt: Mỗi loài bò sát đều có một số đối tượng thức ăn chủ yếu. Các loài sống trên cây chủ yếu ăn các loại côn trùng, ngoài ra ăn nhện, giun đất (thằn lằn, rắn giun) rắn nước, rắn biển ăn cá, nhái, ếch...
+ Rắn ráo ăn chuột, trăn có thể ăn thú lớn. + Một số loài rắn độc ăn rắn nhỏ.
+ Ở nhiều loài bò sát có hiện tượng ăn thịt đồng loại, con lớn nuốt con nhỏ.
+ Người ta đã quan sát được nhiều trường hợp thằn lằn bố mẹ ăn ngay con vừa nở từ trứng, thạch sùng bố mẹ đuổi bắt thạch sùng con.
+ Một số loài rắn chuyên ăn trứng chim. Rắn ăn trứng châu Phi (Drasypeltis) chuyên ăn trứng chim dài khoảng 60-70cm, thân chỉ bằng
ngón tay nhưng vẫn có thể nuốt được trứng gà. Rắn này có răng yếu nhưng đốt sống cổ có mấu khá lớn. Khi nuốt trứng vào đến vùng cổ thì thực quản co lại, mấu này ép vào thực quản làm vỡ vỏ trứng, rắn nuốt lòng trứng và nôn vỏ trứng ra ngoài. Ở nước ta có rắn sọc dưa (Elaphe radiata), rắn hổ mang (Naja) cũng có mấu đốt sống cổ thứ nhất ấn vào thực quản làm trứng lọt xuống dạ dày.
- Bò sát ăn tạp: Tương đối ít loài.
+ Ba ba ăn cá, cua, ốc, củ, lá cây...
nhái.
- Thành phần thức ăn của bò sát thay đổi tuỳ theo điều kiện sống.
+ Rắn sống gần ao cá, thức ăn chủ yếu là cá, nhưng cũng loại rắn đó sống ở nơi ít ao hồ hơn thì tỷ lệ ăn cá cũng rất ít.
+ Ở nhóm thằn lằn, phần lớn thức ăn vào mùa lúa chín là cào cào và châu chấu, ứng với thời kỳ phát triển của những loài này trên đồng ruộng. Sau mùa gặt hái, cào cào và châu chấu hiếm dần, thằn lằn phải đi kiếm những loại côn trùng khác để ăn.
- Thành phần thức ăn của bò sát còn thay đổi tuỳ theo sự chọn lựa thức ăn ở mỗi lứa tuổi.
+ Cá sấu còn non ăn động vật không xương sống. Khi trưởng thành lại lựa chọn những thức ăn là động vật có xương sống, kể cả những mồi lớn như trâu, bò.
+ Rắn sọc dưa (Elaphe) lúc mới nở chỉ ăn sâu bọ. Khi đã lớn lên
một chút, loài này ăn thêm ếch, nhái. Khi cơ thể đạt được kích thước nhất định, rắn sọc dưa chuyển sang ăn chuột, chim và trứng chim. + Một số loài thằn lằn, rùa lúc mới nở chỉ ăn sâu bọ. Khi đã lớn
lại ăn lá cây và quả. Do khả năng tiêu hóa thức ăn nhanh, bò sát rất phàm ăn.
+ Những loài bò sát có kích thước nhỏ đòi hỏi thức ăn thường xuyên hơn so với những loài bò sát có kích thước lớn.
+ Thằn lằn nhỏ có thể săn bắt mồi suốt ngày. Rùa con ăn liên tục. Số lượng thức ăn của rắn và trăn rất lớn.
+ Trăn mắt võng dài 6,7m, 1 năm ăn 30 bữa gồm 10 dê-17 vịt. + Rắn nước 1 năm ăn 40 bữa gồm 200 con cá. Rắn hổ mang, 1
năm 30 bữa gồm 90 chuột.
- Khả năng nhịn ăn của bò sát rất đáng kể, nhiều loài bò sát khi ngủ hè thì nhịn ăn.
+ Nhiều loài bò sát như cá sấu và thằn lằn cỡ lớn có thể nhịn ăn hàng tháng vẫn bình thường.
+ Rắn sọc dài (Elaphe longissima) nhịn ăn trong khoảng 660 ngày (22 tháng)
+ Rắn nước (Natrix) từ 116-811 ngày.
+ Trăn mắt võng nhịn ăn được hai năm rưỡi và khi chết đói mắt hẳn hai phần ba trọng lượng cơ thể ban đầu.
- Khả năng nhịn ăn của rắn gắn liền với nhu cầu nước uống. Rắn nước (Natrix) vừa nhịn ăn vừa nhịn khát, có thể sống khoảng 36 ngày và giảm 33% trọng lượng cơ thể ban đầu. Nếu nó được cung cấp đầy đủ nước uống và không ăn, có thể sống trung bình khoảng 116 ngày, có trường hợp đến 311 ngày.
- Khả năng nhịn ăn của rắn gắn liền với sự thay đổi nhiệt độ không khí.
+ Rắn nước đang nhịn ăn, nếu tăng nhiệt
độ không khí lên 100C thì khả năng nhịn ăn của nó giảm và số ngày có thể nhịn ăn cũng giảm một nửa
+ Trong thời gian giao phối, rắn đực nhịn ăn
+ Trong khi lột xác, cả rắn đực và rắn cái đều bỏ ăn. Khi rắn nhịn ăn lâu ngày, thành dạ dày thoái hóa, mất khả năng tiêu hóa.
+ Những rắn nở ra vào cuối mùa hè, phải
nhịn ăn suốt mùa đông, sang mùa xuân thời tiết thuận lợi có nhiều thức ăn nhưng rắn vẫn chết do mất khả năng tiêu hóa.