III. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học bò sát 1 Chu kỳ hoạt động ngày đêm
5. Mối quan hệ trong đời sống của các loài bò sát
5.1 Dời sống tập đoàn
- Nhiều cá thể bò sát cùng loài có thể tập trung ở một nơi có điều kiện sống thuận lợi (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng ... ).
+ Thạch sùng tập hợp thành đàn lớn nơi có ánh đèn sáng để bắt côn trùng.
+ Rắn giun tập hợp ở tổ mối, nơi có nhiều thức ăn (trứng và ấu trùng mối). Hằng đàn đồi mồi theo nhau lên bãi cát để đẻ.
+ Mùa đông tắc kè trú trong hốc từng đàn 5-10 con, rắn ẩn trong hốc thành đám 20-30 con để giữ nhiệt và giúp giảm thoát hơi nước.
- Nhiều loài bò sát sống chung với loài khác và một bên có lợi.
+ Rùa ở Ðông Nam Hoa Kỳ đào hang từ 3-7m để tránh nắng, rét và mưa và loài ếch (Rana capillo) tìm đến hang rùa và ở nhờ.
+ Có khi bò sát sống chung với loài khác và cả hai đều có lợi. Cá sấu sông Nil là bạn của chim choi choi. Hàng ngày, chim sống bên cá sấu, đậu trên lưng cá sấu. Khi cá sấu sưởi nắng, chim tích cực bắt rận cho cá sấu, cá sấu hả to miệng để chim xỉa răng, lấy những thức ăn thừa sót lại trong kẻ răng.
+ Rùa biển phủ đầy rong rêu. Rùa đi đến đâu mang rong rêu đến đó, nhờ đó rong rêu tìm được môi trường thuận lợi, rùa nhờ rong rêu mà ngụy trang che mắt kẻ thù.
5.2 Kẻ thù
Bò sát có nhiều kẻ thù như chim, thú và ngay cả các loại bò sát khác.
- Rắn ăn các loài bò sát khác gồm rắn trun cườm, rắn lục cườm, rắn mái gầm, rắn hổ mang chúa ... ăn các loài rắn và thằn lằn sống trên mặt đất
- Các loài chim như đại bàng, ưng, diều, ó, cắt, cú thường tìm thằn lằn và rắn để ăn thịt. Chim ưng bay trên không trung, sà ngay xuống vồ lấy con mồi (rắn hoặc thằn lằn), chim tha mồi đến nơi thuận tiện để ăn thịt. Chim ưng, cắt, diều ăn mồi vào ban ngày còn cú ăn thằn lằn, rắn vào ban đêm. Diều hâu bắt rùa, nó quặp chặt lấy mai rùa, bay lên cao rồi buông cho rơi xuống đất, để mai rùa vở ra, lúc đó chim tha hồ ăn thịt rùa. Chim ưng và quạ lại kiên nhẩn mổ cho đến khi nào mai rùa vở ra để chim moi thịt.
- Các loài thú ăn bò sát gồm chồn, cầy, cầy hương, lợn lòi ... Lợn lòi tìm rắn để ăn thịt, hổ báo, chó sói ăn thịt rùa. Cá sấu thường bị voi và gấu ăn thịt. - Những loài động vật ký sinh ở bên ngoài và bên trong bò sát như ve, bét, rận
làm bò sát gầy mòn, bệnh tật... và làm bò sát chết hàng loạt.
- Các loài bò sát sống chung cùng một nơi, có cùng nhu cầu thức ăn phải thay đổi phương thức sống để tồn tại.
Rắn ráo, rắn nước, rắn hổ mang cùng sống chung với nhau trong một sinh cảnh và thức ăn của chúng là ếch nhái và chuột. Sự canh tranh về thức ăn dẫn đến sự phân hóa về phương thức sống, thời gian hoạt động khác nhau. Rắn ráo và rắn nước hoạt động ban ngày, rắn hổ mang hoạt động ban đêm. Rắn ráo hoạt động trên cạn, bụi cây, bãi cỏ rậm, đôi khi trong vườn, cột và mái nhà, không ăn cá. Rắn nước sống ở các khu vực nước, bơi lội, ăn cá. Như vậy rắn ráo và rắn nước đều có nhu cầu thức ăn là chuột và ếch nhái nhưng do thức ăn này không đáp ứng đủ nên rắn nước phải kiếm thêm cá để sống.
- Phạm vi nơi sống rộng hẹp tùy loài bò sát. Những loài bò sát chuyên ăn mồi nhỏ có nơi sống hẹp, những loài bò sát tích cực đi tìm mồi như cá sấu, rắn nước... phải hoạt động trong một phạm vi rộng. Các loài bò sát ăn thực vật cần đi xa để kiếm mồi, còn loài ăn động vật đi tìm mồi gần hơn. Các loài hoạt động ban đêm có địa bàn hoạt động hơn loài hoạt động ban ngày. Bò sát đực hoạt động trong khu vực rộng hơn bò sát cái. Một số loài thằn lằn (tắc kè, nhông, rắn mối, tắc kè hoa ...), cá sấu, rùa có hiện tượng chiếm cứ nơi sống nhất định. Ðem chúng ra xa nơi sống, chúng sẽ trở về nơi cũ. Nơi sống của những loài bò sát có tập tính đánh nhau trong mùa sinh sản thường tách biệt và được bảo vệ. Khu vực này gồm một cá thể đực với nhiều con cái và con non. Chủ nhân của nơi ở (cá thể đực có khi cá thể cái ... ) có nhiều hình thức để bảo vệ để ngăn kẻ lạ vào nơi sống của mình. Những hình thức bảo vệ rất đa dạng, có loài phải đánh nhau; có loài chỉ cần dọa dẫm, thay đổi màu sắc, dựng mào, phình cổ, có loài phát ra âm thanh... để làm đối phương phải bỏ đi nơi khác. Hiện tượng đánh nhau vào mùa sinh sản thường gặp ở nhóm thằn lằn và còn thấy ở một số loài rắn. Tính đe dọa và đánh nhau của thằn lằn dẫn đến sự hình thành một "đẳng cấp". Con đực khỏe nhất khống chế các con khác, con đực yếu lại ưu thế với con yếu hơn. Việc phân hạng này thông qua các cuộc đánh nhau. Ý nghĩa của sự phân đẳng cấp này làm cho quần thể không tăng đến mức có hại cho loài và con đực khỏe nhất sẽ có nhiều khả năng lưu truyền nòi giống hơn các con khác.